Phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với cải cách thể chế quyết liệt

VOV.VN - Một trong những giải pháp quan trọng để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hiện nay, đó là cần phải đẩy mạnh việc cải cách thể chế, xoá bỏ những rào cản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình phát triển.

“Cải cách thể chế cần quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để phát triển kinh tế nhanh và bền vững”. Đây là ý kiến của đại biểu tại Hội thảo phát huy tiềm năng, nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức sáng nay (16/5) tại Hà Nội.

Hiện quan điểm phát triển kinh tế nhanh, bền vững đã và đang trở thành xu thế được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và nước ta không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Quan điểm này cũng được Đảng và Nhà nước đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua.

Từ góc độ của các địa phương, một số tham luận đã đề xuất giải pháp các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, ngành, vùng và sản phẩm chủ yếu theo hướng hiện đại; đề xuất các nguồn lực phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu...

Tại hội thảo, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết, để phát triển bền vững cần phải có quy hoạch tốt và quy hoạch này phải chuẩn xác, được quản lý thật tốt. Cùng với đó, cần phải chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ việc phát triển chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu. “Mỗi địa phương phải tính toán để phát huy được lợi thế riêng, cùng đó là đẩy mạnh việc liên kết vùng của các tỉnh Bắc Trung, Bộ Duyên Hải Nam, Trung bộ cũng như liên kết cùng với các tỉnh Tây Nguyên”, ông Tuân nói.

Các ý kiến của đại biểu tại hội thảo cũng tập trung phân tích, làm rõ quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nhanh, bền vững; liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của xã hội để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường; phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát huy vai trò của các DN nhà nước trong phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế nhanh và bền vững...

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát huy tiền năng, nguồn lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hiện nay, đó là cần phải đẩy mạnh việc cải cách thể chế, xoá bỏ những rào cản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển.

“Chính phủ đang kiên định, bền bỉ, quyết liệt và thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả trong cải thiện thể chế. Nhưng so với yêu cầu đòi hỏi nhanh và bền vững đòi hỏi quá trình này phải mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và việc này cần phải làm thường xuyên với quyết tâm mới, mục tiêu mới cũng như cách làm mới”, ông Hiếu nêu giải pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Trong tháng 3/2023, dư luận báo chí nước ngoài tiếp tục có nhiều bài phân tích, đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam.

Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Trong tháng 3/2023, dư luận báo chí nước ngoài tiếp tục có nhiều bài phân tích, đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế 2023: Nắm bắt cơ hội, gỡ bỏ các rào cản để bứt tốc
Tăng trưởng kinh tế 2023: Nắm bắt cơ hội, gỡ bỏ các rào cản để bứt tốc

VOV.VN - Tăng trưởng GDP 3,32% trong quý I đã và đang đặt ra thách thức không nhỏ cho mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong cả năm 2023.

Tăng trưởng kinh tế 2023: Nắm bắt cơ hội, gỡ bỏ các rào cản để bứt tốc

Tăng trưởng kinh tế 2023: Nắm bắt cơ hội, gỡ bỏ các rào cản để bứt tốc

VOV.VN - Tăng trưởng GDP 3,32% trong quý I đã và đang đặt ra thách thức không nhỏ cho mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong cả năm 2023.

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: "Thuốc" cho tăng trưởng kinh tế đã "uống" đúng chưa?
Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: "Thuốc" cho tăng trưởng kinh tế đã "uống" đúng chưa?

VOV.VN - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đặt vấn đề này tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI nhiệm kỳ 2020 – 2025, liên quan tăng trưởng kinh tế của địa phương này trong quí 1 chỉ đạt 0,7%.

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: "Thuốc" cho tăng trưởng kinh tế đã "uống" đúng chưa?

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: "Thuốc" cho tăng trưởng kinh tế đã "uống" đúng chưa?

VOV.VN - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đặt vấn đề này tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI nhiệm kỳ 2020 – 2025, liên quan tăng trưởng kinh tế của địa phương này trong quí 1 chỉ đạt 0,7%.

ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay

VOV.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lạc quan rằng tăng trưởng Việt Nam có thể đạt mức 6,5% trong năm nay.

ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay

ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay

VOV.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lạc quan rằng tăng trưởng Việt Nam có thể đạt mức 6,5% trong năm nay.

Cần nhiều động lực hơn cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2023
Cần nhiều động lực hơn cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2023

VOV.VN - Toàn nền kinh tế phát huy động lực, quản trị rủi ro hiệu quả, linh hoạt trong điều hành giá,… kinh tế Quý I vẫn có thể là nền tảng tốt, là điểm tựa để đạt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm.

Cần nhiều động lực hơn cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2023

Cần nhiều động lực hơn cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2023

VOV.VN - Toàn nền kinh tế phát huy động lực, quản trị rủi ro hiệu quả, linh hoạt trong điều hành giá,… kinh tế Quý I vẫn có thể là nền tảng tốt, là điểm tựa để đạt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm.