Cảnh giác với các fanpage từ thiện lừa chiếm đoạt tiền của các nhà hảo tâm

VOV.VN - Đây là thủ đoạn phạm tội rất đáng lên án và người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh bị các đối tượng lợi dụng, chiếm đoạt tài sản.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, thời gian gần đây liên tiếp phát hiện một số đối tượng có hành vi tạo lập các trang mạng xã hội, với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm. Số tiền các đối tượng đã chiếm đoạt lên đến hàng chục tỷ đồng. Đây là thủ đoạn phạm tội rất đáng lên án và người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh bị các đối tượng lợi dụng, chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là tạo lập các trang mạng xã hội (chủ yếu trên Facebook), sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng những nội dung không có thật về một số hoàn cảnh đang gặp khó khăn, hoạn nạn cần được giúp đỡ; hoặc giả mạo các trang mạng xã hội chuyên làm từ thiện được nhà nước cho phép, rồi đăng tải các bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ.

Tinh vi hơn, một số đối tượng còn sử dụng các bài báo viết về các hoàn cảnh khó khăn đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để dẫn nguồn trên Fanpage Facebook, rồi xen cài số tài khoản ngân hàng tiếp nhận từ thiện do các đối tượng tự tạo lập quản lý, để tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ.

Các bài viết được các đối tượng đăng tải trên các trang mạng xã hội đã thu hút hàng chục nghìn người quan tâm theo dõi, gửi tiền ủng hộ từ 50.000 – 5 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận số tiền được các nhà hảo tâm chuyển đến, các đối tượng không bàn giao tiền từ thiện cho các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn mà sử dụng hết vào mục đích cá nhân; hoặc chỉ chuyển một phần rất nhỏ để làm hình ảnh nhằm tiếp tục “kêu gọi từ thiện”...

Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng Công an trong cả nước đã liên tiếp phát hiện, xử lý các đối tượng quản trị các trang Fanpage Facebook hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn tương tự như trên. Điển hình như Fanpage “Chia sẻ vì người nghèo”, “Hỗ trợ trẻ em”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”, “Phật tại tâm”, “Chia sẻ yêu thương”, “Kết nối yêu thương”, “Quan thế âm bồ tát”,... Hiện lực lượng Công an đang tăng cường rà soát, đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nhất là các vụ lợi dụng lòng tin của người dân để lừa đảo tiền từ thiện qua mạng xã hội.

Lực lượng Công an đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo trên mạng xã hội. Cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội; yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ điều trị để kiểm chứng thông tin. 

Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin để trục lợi, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc kêu gọi từ thiện, các nhà hảo tâm nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan Công an để kịp thời xử lý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo chiêu lừa đảo nâng cấp sim 3G lên 4G để chiếm đoạn tiền
Cảnh báo chiêu lừa đảo nâng cấp sim 3G lên 4G để chiếm đoạn tiền

VOV.VN - Đối tượng sử dụng các chiêu thức giả mạo nhà mạng viễn thông, nhắn tin hướng dẫn nâng cấp sim 4G để lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người tiêu dùng.

Cảnh báo chiêu lừa đảo nâng cấp sim 3G lên 4G để chiếm đoạn tiền

Cảnh báo chiêu lừa đảo nâng cấp sim 3G lên 4G để chiếm đoạn tiền

VOV.VN - Đối tượng sử dụng các chiêu thức giả mạo nhà mạng viễn thông, nhắn tin hướng dẫn nâng cấp sim 4G để lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người tiêu dùng.

Làm thế nào để nhận dạng lừa đảo, bảo vệ thông tin cá nhân trên Internet?
Làm thế nào để nhận dạng lừa đảo, bảo vệ thông tin cá nhân trên Internet?

Thời gian qua, “lộ, lọt thông tin” hay “rò rỉ dữ liệu” cá nhân là những cụm từ "nóng" được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực an ninh mạng. Các vụ tấn công hệ thống thông tin, cài mã độc, rao bán thông tin người dùng…

Làm thế nào để nhận dạng lừa đảo, bảo vệ thông tin cá nhân trên Internet?

Làm thế nào để nhận dạng lừa đảo, bảo vệ thông tin cá nhân trên Internet?

Thời gian qua, “lộ, lọt thông tin” hay “rò rỉ dữ liệu” cá nhân là những cụm từ "nóng" được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực an ninh mạng. Các vụ tấn công hệ thống thông tin, cài mã độc, rao bán thông tin người dùng…

Cảnh báo lừa đảo cho vay tiền, kêu gọi đầu tư trên mạng xã hội
Cảnh báo lừa đảo cho vay tiền, kêu gọi đầu tư trên mạng xã hội

VOV.VN - Công an TPHCM vừa đưa ra cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội như zalo, facebook với tên gọi là các công ty tài chính, cho vay để lừa tiền khách hàng.

Cảnh báo lừa đảo cho vay tiền, kêu gọi đầu tư trên mạng xã hội

Cảnh báo lừa đảo cho vay tiền, kêu gọi đầu tư trên mạng xã hội

VOV.VN - Công an TPHCM vừa đưa ra cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo mới trên mạng xã hội như zalo, facebook với tên gọi là các công ty tài chính, cho vay để lừa tiền khách hàng.