Chống tấn công mạng: Con người là yếu tố then chốt

VOV.VN - “Hơn lúc nào hết, nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng là yếu tố tiên quyết để đối phó với các cuộc tấn công mạng, đảm bảo an toàn thông tin”.

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng nhanh, chính trị - xã hội ổn định vững chắc và là nước có tiếng nói uy tín trong khu vực. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của các loại hình tội phạm mạng và các cuộc tấn công đánh cắp thông tin.

Nhân lực an ninh mạng là yếu tố tiên quyết chống tấn công mạng. (Ảnh minh họa: KT)

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), 9 tháng của năm nay đã ghi nhận gần 4.000 cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin của cả nước. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, hơn lúc nào hết, nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng là yếu tố tiên quyết để đối phó với các cuộc tấn công mạng, đảm bảo an toàn thông tin.

“Nếu như trước đây, chúng ta thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình, thì giờ đây, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả 3 yếu tố này. Trước đây chúng ta nghĩ rằng mình tự bảo vệ thông tin cho cơ quan, đơn vị mình là tốt nhất, nhưng nay, thực tế chứng minh, dịch vụ tốt nhất là dịch vụ được cung cấp bởi các đơn vị chuyên nghiệp nhất”, Bộ trưởng khẳng định.

Luật an ninh mạng năm 2018 nêu rõ: Công dân Việt Nam có kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng và công nghệ thông tin là nguồn lực cơ bản, chủ yếu bảo vệ an ninh mạng. Nhà nước cũng đã có chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng.

Thực hiện Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020, cả nước đào tạo được 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an toàn, an ninh thông tin chất lượng cao.

Là một trong 8 cơ sở đào tạo tham gia thực hiện nhiệm vụ này, mỗi năm, Trung tâm An ninh mạng, trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TPHCM đào tạo được 150 sinh viên chuyên ngành an toàn thông tin.

Tiến sĩ Phạm Văn Hậu, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng chia sẻ: “Tỷ lệ chọi đầu vào của chuyên ngành này khá cao, đứng thứ 3 của trường. Chúng tôi thành lập Trung tâm An ninh mạng, cung cấp các dịch vụ về an toàn thông tin cho các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. Như vậy sự tương tác với thực tế rất thường xuyên”.

“Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành an toàn thông tin được trang bị kỹ lưỡng là lực lượng bảo vệ không gian mạng. Đến nay khóa đầu tiên đã tốt nghiệp năm 2016. Hiện tại những sinh viên giỏi nhất của trường cũng đã đi làm ở rất nhiều nơi”, ông Hậu cho biết thêm.

Theo Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 đưa được 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an toàn, an ninh thông tin ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ.

Bên cạnh đó, đưa được 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài; Đồng thời tập huấn, đào tạo ngắn hạn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin cho 10.000 lượt cán bộ làm việc trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin và công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Thời gian tới Bộ TT&TT, Cục An toàn thông tin sẽ tập trung vào việc xây dựng mạng lưới gồm những chuyên gia và các đơn vị chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng một cách tổng thể và cả những lĩnh vực cụ thể như y tế, ngân hàng, Chính phủ điện tử. Chúng ta cùng khai thác hệ thống chia sẻ và giám sát an toàn thông tin để phục vụ công tác của mình”.

Bên cạnh những giải pháp phát triển nhân lực an ninh mạng trong tình hình mới của Bộ TT&TT, thực tế cũng đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và toàn thể cộng đồng cùng tham gia bảo đảm một không gian mạng an toàn, lành mạnh, rộng khắp.

Cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và chuyên gia an toàn, an ninh mạng cần là những người có sứ mệnh tiên phong thực hiện nhiệm vụ này. Với vai trò hạt nhân đối với các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cần trở thành cầu nối, sợi dây liên kết giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đóng góp tích cực cho các hoạt động an toàn, an ninh mạng quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ hội cho Việt Nam khi cả thế giới đang “khát” nhân lực AI
Cơ hội cho Việt Nam khi cả thế giới đang “khát” nhân lực AI

VOV.VN - Nguồn nhân lực AI hiện nay chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu thị trường công nghệ cao, đặt ra nhiều cơ hội để Việt Nam phát triển nhân lực AI chuyên nghiệp.

Cơ hội cho Việt Nam khi cả thế giới đang “khát” nhân lực AI

Cơ hội cho Việt Nam khi cả thế giới đang “khát” nhân lực AI

VOV.VN - Nguồn nhân lực AI hiện nay chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu thị trường công nghệ cao, đặt ra nhiều cơ hội để Việt Nam phát triển nhân lực AI chuyên nghiệp.

Nhân lực là điểm nghẽn trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Nhân lực là điểm nghẽn trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo

VOV.VN - Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, bối cảnh mà nguồn lực, nhất là nguồn đất đai hạn hẹp thì việc ứng dụng AI là rất cấp thiết.

Nhân lực là điểm nghẽn trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Nhân lực là điểm nghẽn trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo

VOV.VN - Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, bối cảnh mà nguồn lực, nhất là nguồn đất đai hạn hẹp thì việc ứng dụng AI là rất cấp thiết.

Sản phẩm an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”
Sản phẩm an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”.

Sản phẩm an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”

Sản phẩm an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng cho Việt Nam phải là “Make in Vietnam”.