Công nghiệp số đạt ít nhất 25% GDP vào năm 2025?

VOV.VN - Năm 2025, Việt Nam phấn đấu thuộc top 4 ASEAN về xếp hạng số quốc gia, trong đó công nghiệp số đạt ít nhất 25% GDP.

Theo Dự thảo Đề án Chuyển đổi số quốc gia đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu thuộc top 4 ASEAN về xếp hạng số quốc gia, trong đó công nghiệp số đạt ít nhất 25% GDP; Khoảng 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chuyển dịch lên nền tảng số và phát triển ít nhất 80.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam…

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Năm 2019, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, để xây dựng nền kinh tế số, xã hội số".

Dự thảo Đề án nhấn mạnh tầm nhìn đến năm 2030 thực hiện chuyển đổi bứt phá để hướng tới một Việt Nam số; trong đó tận dụng sự tiến bộ, sáng tạo của công nghệ số để phát triển kinh tế xã hội đất nước ổn định, thịnh vượng và bền vững.

Dự thảo Đề án được phân làm 3 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 (2019- 2020) sẽ số hóa các lĩnh vực kinh tế xã hội. Cụ thể sẽ triển khai số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp; chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số xã hội, chuyển đổi số cơ quan nhà nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, tạo ra các nguồn tăng trưởng mới. Tập trung xây dựng hạ tầng nền tảng; tạo điều kiện môi trường pháp lý; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt là SMEs; phát triển start-up số; phát triển nhân lực số.

Giai đoạn 2 (2021- 2025), số hóa thành lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu. Tập trung thúc đẩy chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, dịch chuyển các doanh nghiệp lên các nền tảng số/các hệ sinh thái, hình thành các chuỗi giá trị hội tụ… chuyển đối số rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Giai đoạn 3 (2026-2030) tiến tới nền kinh tế, xã hội số toàn diện, mọi lĩnh vực được số hóa, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới. Các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Tập trung hỗ trợ phát triển các ngành công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT)…

Tại hội thảo an ninh mạng Việt Nam (Security Summit Vietnam 2019) diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thế giới đã và đang bước vào cuộc cách mạng số. Với sự xuất hiện của một số công nghệ mới mang tính đột phá, như AI, Big Data,  IoT, cuộc cách mạng số đang gia tăng tốc độ, xuất hiện cơ hội để hình thành xã hội thông minh.

“Để tận dụng cơ hội của công nghệ số, các quốc gia phải thực hiện chuyển đổi số. Năm 2019 này, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia, để xây dựng nền kinh tế số, xã hội số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu nếu muốn có những bứt phá trong phát triển, không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo đó, dự thảo đề án chuyển đổi số quốc gia cũng đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển hạ tầng số Việt Nam. Cụ thể là đến năm 2020, Việt Nam sẽ triển khai 5G thương mại và đến năm 2025, mạng di động 5G sẽ phủ sóng hầu khắp cả nước, với dịch vụ mới trên nền tảng 5G. Hạ tầng IoT, điện toán đám mây được ứng dụng rộng khắp trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước…

Nhấn mạnh sự cần thiết của chuyển đổi số tại Việt Nam, Dự thảo Đề án nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu nếu muốn có những bứt phá trong phát triển, không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số không đơn giản là mức ứng dụng và phát triển cao hơn của công nghệ thông tin mà phải được hiểu là nút đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Khi đó, dữ liệu và công nghệ số làm chuyển đổi, cải biến toàn diện mô hình, quy trình, sản phẩm, kết quả đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh.

Trên quy mô quốc gia, chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng ngày càng lớn đến tăng trưởng GDP, năng suất lao động và cơ cấu việc làm.

Theo nghiên cứu của Microsoft và IDG tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, năm 2017, các sản phẩm và dịch vụ số đóng góp 6% GDP. Dự đoán, tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2019 và 60% vào năm 2021. Chuyển đổi số làm tăng năng suất lao động 15% vào năm 2017 và dự kiến năm đến 2020 là 21%. Bên cạnh đó 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong 3 năm tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại
Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

VOV.VN - Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

VOV.VN - Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Bùng nổ kinh tế số và thách thức an ninh mạng
Bùng nổ kinh tế số và thách thức an ninh mạng

VOV.VN - Kinh tế số phát triển không ngừng cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh kèm theo đó là không ít thách thức về an ninh mạng.

Bùng nổ kinh tế số và thách thức an ninh mạng

Bùng nổ kinh tế số và thách thức an ninh mạng

VOV.VN - Kinh tế số phát triển không ngừng cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh kèm theo đó là không ít thách thức về an ninh mạng.

Nhân lực ICT Việt buộc phải nâng trình độ để đáp ứng chuyển đổi số
Nhân lực ICT Việt buộc phải nâng trình độ để đáp ứng chuyển đổi số

VOV.VN - Nhân lực công nghệ thông tin - viễn thông (ICT) cần được nâng cao để đáp ứng đòi hỏi công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam.

Nhân lực ICT Việt buộc phải nâng trình độ để đáp ứng chuyển đổi số

Nhân lực ICT Việt buộc phải nâng trình độ để đáp ứng chuyển đổi số

VOV.VN - Nhân lực công nghệ thông tin - viễn thông (ICT) cần được nâng cao để đáp ứng đòi hỏi công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam.

Chậm chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ hàng loạt cơ hội
Chậm chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ hàng loạt cơ hội

VOV.VN - Khảo sát do Fujitsu thực hiện cho thấy, 66% lãnh đạo các doanh nghiệp nhận định dự án số hóa thất bại sẽ làm chậm trễ những nỗ lực cho tương lai.

Chậm chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ hàng loạt cơ hội

Chậm chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ hàng loạt cơ hội

VOV.VN - Khảo sát do Fujitsu thực hiện cho thấy, 66% lãnh đạo các doanh nghiệp nhận định dự án số hóa thất bại sẽ làm chậm trễ những nỗ lực cho tương lai.

Phát triển kinh tế số: Chỉ vài Bộ, ngành làm sẽ không đạt mục tiêu
Phát triển kinh tế số: Chỉ vài Bộ, ngành làm sẽ không đạt mục tiêu

VOV.VN - Phát triển kinh tế số quan trọng là việc lồng ghép, áp dụng những dịch vụ số của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển kinh tế số: Chỉ vài Bộ, ngành làm sẽ không đạt mục tiêu

Phát triển kinh tế số: Chỉ vài Bộ, ngành làm sẽ không đạt mục tiêu

VOV.VN - Phát triển kinh tế số quan trọng là việc lồng ghép, áp dụng những dịch vụ số của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số
Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số

VOV.VN - Định danh và xác thực điện tử là một yêu cầu tất yếu cho việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử.

Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số

Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số

VOV.VN - Định danh và xác thực điện tử là một yêu cầu tất yếu cho việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử.