Cuộc chiến Mỹ-Trung làm rối tung các kế hoạch 5G của thế giới

VOV.VN - Cuộc đối đầu Mỹ-Trung đang làm đảo lộn kế hoạch phát triển 5G của thế giới, kéo theo đó là ảnh hưởng sự phát triển của thành phố thông minh, IoT...

Cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc (Huawei) đang tạo ra những vấn đề lớn cho các nhà khai thác di động khi họ bắt đầu xây dựng thế hệ mạng không dây tiếp theo (mạng 5G).

Khả năng đáp ứng triển khai 5G của các quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay theo EU. (Ảnh CNN).

Mỹ đang cố gắng thuyết phục các quốc gia khác không cho phép thiết bị Huawei vào mạng 5G siêu tốc mới bởi vì họ tuyên bố thiết bị này có thể được chính phủ Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp.

Huawei phủ nhận mạnh mẽ những lời buộc tội này.

Mỹ muốn chặn bước tiến toàn cầu của Huawei có thể là quá muộn

Phải nhìn nhận một thực tế, Huawei đã tạo ra thế dẫn đầu mạnh mẽ trong công nghệ 5G đến mức không dễ tìm được nhà mạng thay thế dịch vụ mới này.

Theo Stéphane Téral, chuyên gia cơ sở hạ tầng viễn thông di động tại công ty nghiên cứu IHS Markit, cấm Huawei sẽ tạo ra một khoảng trống mà không ai có thể lấp đầy và có thể làm suy giảm nghiêm trọng việc triển khai 5G trên toàn thế giới.

Mỹ không có đối thủ nặng ký toàn cầu so với Huawei về thiết bị viễn thông. Các đối thủ lớn nhất của công ty Trung Quốc này hiện là Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan. Nhưng các công ty đã phải vật lộn trong nhiều năm qua với những mất mát và cắt giảm việc làm trong khi Huawei đang tiếp tục phát triển, tạo ra doanh thu hàng năm hơn 100 tỷ USD, xây dựng một cơ sở vững chắc ở Trung Quốc và tích lũy tài sản trí tuệ sẽ giúp xác định tương lai của 5G.

Một số nhà khai thác di động quốc tế hàng đầu cảnh báo rằng nếu loại bỏ Huawei khỏi quá trình phát triển mạng 5G, các quốc gia có nguy cơ làm suy yếu khả năng công nghệ của chính họ. Làn sóng truyền thông không dây mới dự kiến sẽ tăng tốc độ internet lên gấp 100 lần so với mạng 4G và là nền tảng các công nghệ mới nổi như thành phố thông minh và internet vạn vật (IoT).

Đối thủ của Huawei đang có lợi thế

Trước làn sóng e dè và "bài trừ" Huawei tại Mỹ và châu Âu, giới chuyên gia cho rằng Ericsson và Nokia đang có lợi thế về phát triển thiết bị viễn thông 5G tốt trong khi tận dụng những khó khăn của Huawei.

Huawei đối mặt với làn sóng bài trừ từ Mỹ và châu Âu, tuy nhiên vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực 5G. (Ảnh: Reuters).

Theo Business Insider, Nokia tuyên bố họ nắm giữ "danh mục đầu tư 5G đầu cuối duy nhất trong ngành có sẵn trên toàn cầu", trong khi Ericsson cho biết họ đã công bố công khai nhiều hợp đồng 5G với các nhà khai thác "hơn bất kỳ nhà cung cấp nào khác".

Cùng với đó, các lãnh đạo của Nokia và Ericsson cũng đang có những bước đi cẩn thận vì lo ngại "chọc giận" chính phủ Trung Quốc và bị loại bỏ khỏi thị trường rộng lớn này.

Đáp lại, Huawei tuyên bố công nghệ 5G của họ vượt xa các đối thủ ít nhất một năm. Và nhiều chuyên gia đồng ý với điều này, theo CNN.

Cuộc đua 5G, quá sớm để xác định người đi đầu

IPlytics, một công ty phân tích thị trường theo dõi các xu hướng công nghệ, đánh giá Huawei là một trong công ty nắm giữ số lượng bằng sáng chế 5G lớn nhất thế giới và đóng góp nhiều nhất vào nỗ lực thiết lập một tiêu chuẩn quốc tế cho 5G.

Cuộc đua 5G hiện vẫn quá sớm để xác định người đi đầu. (Ảnh: CNN).

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo rằng còn quá sớm để nói ai thực sự dẫn đầu về 5G, chủ yếu là do các định nghĩa về công nghệ vẫn chưa được hoàn thiện.

Theo Zhenshan Zhong, chuyên gia về công nghệ mới nổi ở Trung Quốc thuộc Công ty nghiên cứu IDC, "5G vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. Trước khi kết quả kiểm tra được đưa ra, tôi không nghĩ ai có thể nói chắc chắn nhà cung cấp này có thực sự mạnh hơn nhà cung cấp kia hay không".

Tiềm lực tài chính của các nhà mạng

Theo IDC, chi tiêu trên toàn thế giới sẽ tăng từ 660 triệu USD năm 2018 lên 70,9 tỷ USD năm 2022. Chỉ riêng Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần một nửa tổng chi tiêu 5G toàn cầu trong năm nay.

Khả năng của Huawei cung cấp nhiều hơn là thiết bị mạng mang lại cho nó một lợi thế khác. Đây là một trong ba nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới và cũng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và sản xuất chip trí tuệ nhân tạo.

Mặc dù đang phải đối mặt với một loạt khó khăn, nhưng Huawei vẫn được đánh giá là một tập đoàn có tiềm lực tài chính hùng hậu. Đặc biệt có thêm lợi thế là người chơi chính trong thị trường quê nhà rộng lớn của mình (Trung Quốc).

Trong khi đó, Nokia và Ericsson còn đang đối mặt với những rắc rối tài chính, rắc rối chiến lược và tiêu tốn nguồn lực để tái cấu trúc lại tập đoàn. Điều này có thể làm phân tán sự tập trung của các hãng này trong việc phát triển 5G./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mạng 5G được thử nghiệm thực tế trong tuần này
Mạng 5G được thử nghiệm thực tế trong tuần này

VOV.VN - Mạng 5G sẽ được thử nghiệm thực tế trong hội nghị công nghệ thường niên Qualcomm diễn ra vào tuần này (4-6/12) tại Maui, Hawaii, Mỹ.

Mạng 5G được thử nghiệm thực tế trong tuần này

Mạng 5G được thử nghiệm thực tế trong tuần này

VOV.VN - Mạng 5G sẽ được thử nghiệm thực tế trong hội nghị công nghệ thường niên Qualcomm diễn ra vào tuần này (4-6/12) tại Maui, Hawaii, Mỹ.

Những smartphone 5G sẽ xuất hiện trong năm 2019
Những smartphone 5G sẽ xuất hiện trong năm 2019

VOV.VN - Smartphone 5G được cho là sẽ ra mắt vào năm 2019 với nhiều tên tuổi trong ngành đã xác nhận.

Những smartphone 5G sẽ xuất hiện trong năm 2019

Những smartphone 5G sẽ xuất hiện trong năm 2019

VOV.VN - Smartphone 5G được cho là sẽ ra mắt vào năm 2019 với nhiều tên tuổi trong ngành đã xác nhận.

Việt Nam triển khai thử nghiệm mạng 5G
Việt Nam triển khai thử nghiệm mạng 5G

VOV.VN - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa cấp giấy phép thử nghiệm mạng 5G cho lần đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam triển khai thử nghiệm mạng 5G

Việt Nam triển khai thử nghiệm mạng 5G

VOV.VN - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa cấp giấy phép thử nghiệm mạng 5G cho lần đầu tiên tại Việt Nam.

5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?
5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?

VOV.VN - Cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn kéo dài và chưa có hồi kết được nhận định là do công nghệ chủ chốt 5G.

5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?

5G - Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?

VOV.VN - Cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn kéo dài và chưa có hồi kết được nhận định là do công nghệ chủ chốt 5G.

5G - bệ phóng cho sản phẩm công nghệ Made in Vietnam
5G - bệ phóng cho sản phẩm công nghệ Made in Vietnam

VOV.VN - Bộ TT&TT sẽ cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019 và đến 2020, khi thế giới bắt đầu 5G thì Việt Nam cũng sẽ là những nước đầu tiên triển khai.

5G - bệ phóng cho sản phẩm công nghệ Made in Vietnam

5G - bệ phóng cho sản phẩm công nghệ Made in Vietnam

VOV.VN - Bộ TT&TT sẽ cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019 và đến 2020, khi thế giới bắt đầu 5G thì Việt Nam cũng sẽ là những nước đầu tiên triển khai.