Doanh nghiệp Việt bị tấn công lừa đảo qua email nhiều nhất Đông Nam Á

Xu hướng thương mại điện tử và phong trào chuyển đổi số mạnh mẽ cũng khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam phải đối đầu với tấn công mạng ngày càng nhiều hơn.

Theo số liệu tổng kết từ hệ thống ngăn chặn tấn công lừa đảo của hãng bảo mật Kaspersky trong năm 2021, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải hứng chịu lượng tấn công lừa đảo qua email nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Trong tổng số hơn 11,2 triệu đường dẫn lừa đảo qua email mà Kaspersky đã ngăn chặn được, Việt Nam chiếm đến hơn 4 triệu đường dẫn, bỏ xa các quốc gia đứng sau là Indonesia (gần 2,3 triệu), Malaysia (gần 1,8 triệu), Philippines (1,33 triệu), Thái Lan (1,28 triệu)...

Dữ liệu cho thấy bằng cách đưa các chủ đề và cụm từ nóng hổi liên quan đến các hoạt động trực tuyến của người dùng như mua sắm và streaming giải trí hoặc đại dịch Covid-19 trong tin nhắn, khả năng người dùng không nghi ngờ nhấp vào liên kết bị nhiễm hoặc tệp đính kèm độc hại sẽ tăng lên rất nhiều.

"Email vẫn là phương thức liên lạc chính của chúng ta trong công việc ở Đông Nam Á và 11 triệu nỗ lực lừa đảo trong một năm chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Với tất cả dữ liệu quan trọng được gửi qua email, tội phạm mạng có thể coi đó là một điểm vào hiệu quả và sinh lợi.

Một ví dụ đáng tiếc là vụ trộm Ngân hàng Bangladesh trị giá 81 triệu USD vào năm 2016, được thực hiện thành công bằng một cuộc tấn công lừa đảo có mục tiêu. Các doanh nghiệp trong khu vực nên xem xét kỹ lưỡng các công nghệ an ninh mạng tổng thể và chuyên sâu để tăng cường bảo mật cho các máy chủ mail quan trọng của họ," ông Yeo Siang Tiong, tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersky, cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lừa đảo qua mạng xã hội: Người bị hại nên trình báo ngay với công an
Lừa đảo qua mạng xã hội: Người bị hại nên trình báo ngay với công an

VOV.VN - Để xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết.

Lừa đảo qua mạng xã hội: Người bị hại nên trình báo ngay với công an

Lừa đảo qua mạng xã hội: Người bị hại nên trình báo ngay với công an

VOV.VN - Để xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết.

Liên tiếp các vụ lừa đảo qua mạng: Người phát ngôn Bộ Công an nói gì?
Liên tiếp các vụ lừa đảo qua mạng: Người phát ngôn Bộ Công an nói gì?

VOV.VN - Bộ Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ đối tượng nào; nếu có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời báo cho cơ quan công an.

Liên tiếp các vụ lừa đảo qua mạng: Người phát ngôn Bộ Công an nói gì?

Liên tiếp các vụ lừa đảo qua mạng: Người phát ngôn Bộ Công an nói gì?

VOV.VN - Bộ Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ đối tượng nào; nếu có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời báo cho cơ quan công an.

Mạng xã hội - Công cụ tận dụng sức mua của người dùng thời lạm phát
Mạng xã hội - Công cụ tận dụng sức mua của người dùng thời lạm phát

Tận dụng dữ liệu sẵn có để cập nhật nhu cầu tiêu dùng, xây dựng các chiến lược marketing thích hợp là giải pháp để tận dụng sức mua của người dùng thời lạm phát.

Mạng xã hội - Công cụ tận dụng sức mua của người dùng thời lạm phát

Mạng xã hội - Công cụ tận dụng sức mua của người dùng thời lạm phát

Tận dụng dữ liệu sẵn có để cập nhật nhu cầu tiêu dùng, xây dựng các chiến lược marketing thích hợp là giải pháp để tận dụng sức mua của người dùng thời lạm phát.