Hơn 1.000 sự cố tấn công lừa đảo thông tin mạng riêng trong tháng 7

VOV.VN - Ghi nhận số vụ tấn công lừa đảo thông tin mạng gia tăng cao thời giãn cách xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đưa cách nhận diện thủ đoạn lừa đảo trực tuyến trên mạng cho người dân.

Thông tin từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho hay, chỉ trong 2 tuần từ ngày 26/7 đến ngày 8/8, đã có tới 106 phản ánh về các trường hợp lừa đảo người dùng trên không gian mạng Việt Nam.

Cụ thể, giả mạo website của Zimbra, WesternUnion, Công ty an toàn thực phẩm Hà Nội… hay website giả mạo các ngân hàng BIDV, Sacombank, Vietcombank; giả mạo thông tin xin trợ cấp tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; lừa đảo xác nhận tài khoản ngân hàng; tuyển dụng online lừa tiền…

Số liệu thống kê cũng cho thấy, riêng trong tháng 7 qua ghi nhận 1.019 sự cố, nâng tổng số cuộc tấn công gây sự cố nhằm vào các hệ thống thông tin mạng tại Việt Nam năm 2021 lên 3.934 sự cố.

Đáng chú ý, cùng với hình thức tấn công cài mã độc (Malware), số sự cố tấn công lừa đảo (Phishing-hình thức tấn công mạng mà kẻ tấn công giả mạo thành một đơn vị uy tín để lừa đảo người dùng cung cấp thông tin cá nhân cho chúng) cũng gia tăng. Tỷ lệ các cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin tại Việt Nam bằng hình thức Phishing gây ra sự cố chiếm hơn 26,18%, trong 7 tháng qua.

Theo giới chuyên gia, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Việc này khiến người dân dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, thực hiện nhiều giao dịch trực tuyến hơn… kéo theo các sự cố tấn công mạng tăng cao, nhất là tấn công cài mã độc và tấn công lừa đảo.

Đại diện Cục An toàn thông tin nhận định, lợi dụng sự quan tâm của toàn xã hội đối với tình hình dịch bệnh Covid-19, các đối tượng xấu tiếp tục tăng cường tấn công mạng, phát tán, lây nhiễm mã độc, lừa đảo để chiếm đoạt, phá hoại thông tin của người dùng và các tổ chức.

“Nhiều cuộc tấn công lừa đảo xảy ra trong thời gian gần đây tuy sử dụng kỹ thuật cũ nhưng đã lợi dụng các nội dung, thông tin thể hiện theo cách mới, đặc biệt là thông tin liên quan đến tình hình dịch Covid-19 làm cho người dân hoang mang, mất cảnh giác và dễ mắc bẫy”, chuyên gia Trung tâm NCSC đánh giá.

Cách nhận diện thủ đoạn lừa đảo trực tuyến trên mạng

Để đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin và không gian mạng Việt Nam, thời gian tới, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT sẽ tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam.

Đồng thời, đánh giá, thống kê và đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh; tiếp tục có những cảnh báo rộng rãi cũng như đôn đốc việc rà soát điểm yếu lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.

Trung tâm NCSC khuyến nghị người dùng cần cảnh giác, đề phòng cao độ khi thực hiện các giao dịch trực tuyến trên môi trường mạng.

Một lần nữa khuyến nghị người dùng cảnh giác, đề phòng cao độ để bảo vệ mình và người thân, các chuyên gia Trung tâm NCSC cho rằng, trong giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, để tránh trở thành nạn nhân của các hình thức tấn công lừa đảo trên không gian mạng, người dùng cần lưu ý để nhận diện được những hình thức lừa đảo trực tuyến liên quan đến Covid-19. Cụ thể như: giả mạo công chức chính quyền, bán sản phẩm y tế không minh bạch, giả mạo kêu gọi ủng hộ từ thiện…

Bên cạnh đó, chuyên gia NCSC khuyến nghị, người dùng cần nắm bắt các mẹo để tránh lừa đảo trực tuyến liên quan đến dịch bệnh Covid-19 như: chỉ cập nhật thông tin mới về tình hình dịch bệnh Covid-19 qua các nguồn tin chính thống; cảnh giác trước cách tiếp cận của kẻ lừa đảo như qua email, tin nhắn, cuộc gọi tự động; cài đặt xác thực bảo mật 2 lớp với các tài khoản…

“Hệ sinh thái Tín nhiệm mạng tại địa chỉ tinnhiemmang.vn hiện đã cung cấp miễn phí cho người dùng thông tin xác thực về các tổ chức, giúp người dùng nắm bắt chính xác những thông tin tin cậy như website, email, số điện thoại… của tổ chức cần tìm kiếm. Người dùng có thể kiểm tra thông tin tổ chức liên quan đến đường link trên trang tinnhiemmang.vn trước khi mở link đó”, đại diện Trung tâm NCSC nêu ý kiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội cấp thêm hơn 1.800 mã QR "luồng xanh" sau khi bị tấn công mạng
Hà Nội cấp thêm hơn 1.800 mã QR "luồng xanh" sau khi bị tấn công mạng

VOV.VN - Sở GTVT Hà Nội cho biết, hệ thống phần mềm cấp thẻ có mã QR  "luồng xanh" đã ổn định trở lại, đơn vị này đã cấp duyệt được hơn 1.800 hồ sơ.

Hà Nội cấp thêm hơn 1.800 mã QR "luồng xanh" sau khi bị tấn công mạng

Hà Nội cấp thêm hơn 1.800 mã QR "luồng xanh" sau khi bị tấn công mạng

VOV.VN - Sở GTVT Hà Nội cho biết, hệ thống phần mềm cấp thẻ có mã QR  "luồng xanh" đã ổn định trở lại, đơn vị này đã cấp duyệt được hơn 1.800 hồ sơ.

An ninh mạng trong chuyển đổi số: Nhiều DN vẫn ngồi chờ…tin tặc tấn công
An ninh mạng trong chuyển đổi số: Nhiều DN vẫn ngồi chờ…tin tặc tấn công

VOV.VN - Đi kèm với chuyển đổi số là những nguy cơ về an toàn thông tin. Thực tế hiện nay, tâm lý chung của doanh nghiệp là ngồi chờ… tin tặc tấn công để xem điểm yếu và vấn đề của mình ở đâu.

An ninh mạng trong chuyển đổi số: Nhiều DN vẫn ngồi chờ…tin tặc tấn công

An ninh mạng trong chuyển đổi số: Nhiều DN vẫn ngồi chờ…tin tặc tấn công

VOV.VN - Đi kèm với chuyển đổi số là những nguy cơ về an toàn thông tin. Thực tế hiện nay, tâm lý chung của doanh nghiệp là ngồi chờ… tin tặc tấn công để xem điểm yếu và vấn đề của mình ở đâu.

Sẽ xử nghiêm người tung tin giả “Quận 12 tiêm vaccine Trung Quốc, dân bỏ về hết”
Sẽ xử nghiêm người tung tin giả “Quận 12 tiêm vaccine Trung Quốc, dân bỏ về hết”

VOV.VN - Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam cho biết, thông tin “Quận 12 thông báo tiêm vaccine Trung Quốc, dân bỏ về hết” là giả mạo.

Sẽ xử nghiêm người tung tin giả “Quận 12 tiêm vaccine Trung Quốc, dân bỏ về hết”

Sẽ xử nghiêm người tung tin giả “Quận 12 tiêm vaccine Trung Quốc, dân bỏ về hết”

VOV.VN - Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam cho biết, thông tin “Quận 12 thông báo tiêm vaccine Trung Quốc, dân bỏ về hết” là giả mạo.