Khi công nghệ phát triển trước luật, cần phá bỏ cách nghĩ truyền thống

VOV.VN - Khi công nghệ phát triển nhanh hơn luật, cần có sự đột phá trong tư duy, phá bỏ cách nghĩ truyền thống mới có thể theo kịp KHCN và đổi mới sáng tạo.

Công nghệ đang ngày càng xâm nhập sâu, rộng vào cuộc bất chấp doanh nghiệp có "muốn sẵn sàng" hay không. Cá biệt, ở một số ngành, công nghệ xuất hiện trên thị trường với tốc độ phát triển mạnh mẽ, thậm chí mang tính "huỷ diệt" những ngành kinh doanh truyền thống.

Cuộc chiến chưa ngã ngũ giữa Grab và Vinasun cho thấy rõ lỗ hổng pháp lý trong quản lý các công nghệ mới. (Ảnh: KT).

Ví như ngành vận tải hành khách, cụ thể là taxi, trong đó vụ kiện giữa Vinasun và Grab vẫn chưa có hồi kết. Thị trường đặt xe qua ứng dụng công nghệ vẫn liên tục xuất hiện những cái tên mới như Aber, Go-Ixe, Fastgo, T.NET...

Trong lĩnh vực đặt phòng online, dù hiện chưa có khung pháp lý ở Việt Nam nhưng đặt phòng online vẫn phát triển mạnh với Airbnb (16.000 phòng), Luxstay (10.000 phòng), Uhom, Mystay. Hay hình thức cho vay ngang hàng đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2016 với khoảng gần chục công ty như huydong.com, Tima, SHA, Mobivivi...

Giới chuyên nhận định, tại Việt Nam, năng lực quản lý, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ dân trí được nâng cao. Hiện có những xu hướng phát triển công nghệ mới có nhiều đột phá và sáng tạo như IoT, blockchain, AI, Robotics… hình thành nên nền tảng để thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên vẫn còn "khoảng trống" pháp lý rất lớn đối với những công nghệ này.

PGS Đặng Ngọc Dinh.

"Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam thời gian qua phải qua Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc... để thành lập doanh nghiệp sau đó quay trở về Việt Nam hoạt động kinh doanh và đầu tư nhằm "vượt qua" rào cản, vướng mắc liên quan tới vấn đề pháp lý mà không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Thế nhưng, dù thế nào vô hình chung Việt Nam vẫn bị chảy máu chất xám do khung pháp lý chưa hỗ trợ", PGS Đặng Ngọc Dinh cho hay.

Nhà sáng lập Vương Quang Long của Tomochain, một công ty hoạt động chuyên về lĩnh vực blockchain chia sẻ, tuy đang hoạt động và sử dụng nhân lực tại Việt Nam nhưng bản thân ông cũng phải đăng ký kinh doanh công ty tại Singapore.

Ông Long cho hay, việc này liên quan đến nguồn vốn đầu tư. Tomochain đòi hỏi nhiều kỹ sư, chuyên gia, lao động tay nghề cao với mức lương tương xứng. Để có nguồn lực thực hiện dự án này, Tomochain phải gọi vốn đầu tư từ quốc tế.

Đại diện Tomochain cũng chia sẻ, các nhà đầu tư luôn cần có chính sách rõ ràng khi tìm hiểu đầu tư vào bất kỳ công ty hay dự án nào. "Khi phát hành ICO, Tomochain cần luật sư am hiểu về đất nước mà công ty đăng ký để có thể viết một bản quy trình phù hợp, nhưng Việt Nam chưa thực hiện được điều này. Do đó, chúng tôi phải làm với công ty luật ở Singapore để có thể hoạt động bình thường", ông Long cho biết.

Giám đốc của Tomochain cũng mong muốn Việt Nam sớm xây dựng hành lang pháp lý cho việc gọi vốn từ nước ngoài để các dự án, công ty có nhiều điều kiện phát triển.

Theo nhiều chuyên gia, với tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam, rất nhiều quốc gia cũng gặp khó khăn trong việc đưa ra khung pháp lý cho các lĩnh vực công nghệ mới này.

Ông Dane Elliott, đại diện Achain.

Ông Dane Elliott, đại diện Achain nhận định, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đều cần có một quy định cụ thể để điều phối phát triển các ứng dụng công nghệ mới.

"Việt Nam là một quốc gia đặc biệt. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang phát triển với số lượng ngày càng lớn. Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hút vốn đầu tư từ các công ty nước ngoài. Bởi vậy, việc xây dựng cơ chế pháp lý sẽ góp phần mang lại nhiều thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp tiềm năng này", ông Dane Elliot nhấn mạnh.

Theo ông Đặng Quang Vinh, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, xây dựng hay thay đổi luật rất tốn thời gian trong khi tốc độ phát triển của công nghệ lại quá nhanh. Muốn luật ra được đời sống lại mất thêm một thời gian dài để người dân thích ứng và tuân thủ.

"Vấn đề là Nhà nước cần hợp tác với doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, xây dựng khung thể chế cần thiết, vừa tạo hành lang pháp lý cho kinh doanh, vừa hạn chế rủi ro cho xã hội. Đồng thời, nhanh chóng sửa các quy định kinh doanh không phù hợp, ban hành các quy định mới hoặc khung thể chế thử nghiệm", ông Vinh đề xuất.

Ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPay) cho rằng sự thay đổi "chóng mặt" của các giải pháp công nghệ đòi hỏi chính sách pháp luật phải có sự thay đổi nhanh chóng để theo kịp xu thế phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Do đó, có thể thành lập Tổ tư vấn công nghệ của Thủ tướng hoạt động như mô hình của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng giúp mọi việc triển khai nhanh và hiệu quả hơn.

Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam cần có sự đột phá trong tư duy, phá bỏ cách nghĩ truyền thống để theo kịp với sự thay đổi của khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5G - bệ phóng cho sản phẩm công nghệ Made in Vietnam
5G - bệ phóng cho sản phẩm công nghệ Made in Vietnam

VOV.VN - Bộ TT&TT sẽ cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019 và đến 2020, khi thế giới bắt đầu 5G thì Việt Nam cũng sẽ là những nước đầu tiên triển khai.

5G - bệ phóng cho sản phẩm công nghệ Made in Vietnam

5G - bệ phóng cho sản phẩm công nghệ Made in Vietnam

VOV.VN - Bộ TT&TT sẽ cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019 và đến 2020, khi thế giới bắt đầu 5G thì Việt Nam cũng sẽ là những nước đầu tiên triển khai.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Luật chưa theo kịp thực tiễn
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Luật chưa theo kịp thực tiễn

VOV.VN - Quy định pháp luật hiện chưa theo kịp thực tiễn để bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong môi trường số.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Luật chưa theo kịp thực tiễn

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Luật chưa theo kịp thực tiễn

VOV.VN - Quy định pháp luật hiện chưa theo kịp thực tiễn để bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong môi trường số.

Sàn giao dịch khoa học và công nghệ ở Việt Nam có cũng như không
Sàn giao dịch khoa học và công nghệ ở Việt Nam có cũng như không

VOV.VN - Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn bị đánh giá là lạc hậu.

Sàn giao dịch khoa học và công nghệ ở Việt Nam có cũng như không

Sàn giao dịch khoa học và công nghệ ở Việt Nam có cũng như không

VOV.VN - Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn bị đánh giá là lạc hậu.

Cần những “đầu tàu” kéo thị trường khoa học và công nghệ phát triển
Cần những “đầu tàu” kéo thị trường khoa học và công nghệ phát triển

VOV.VN - Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là cuộc CMCN 4.0, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.

Cần những “đầu tàu” kéo thị trường khoa học và công nghệ phát triển

Cần những “đầu tàu” kéo thị trường khoa học và công nghệ phát triển

VOV.VN - Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là cuộc CMCN 4.0, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt.