“Luật chơi” nào cho hệ sinh thái số Việt Nam?

VOV.VN - Việt Nam phải xây dựng một "luật chơi" công bằng, bình đẳng, với hiệu lực đủ mạnh để tất cả các "người chơi" trong hệ sinh thái số đều phải tuân thủ.

Sự phát triển bùng nổ công nghệ nói chung, internet nói riêng đã mang đến các mô hình kinh doanh mới. Việt Nam đang trở thành một điểm đến thu hút nhiều doanh nghiệp công nghệ nước ngoài vào đầu tư kinh doanh, hoạt động xuyên biên giới. Điều này gây ra những "xung đột" giữa mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ.

Sự phát triển bùng nổ công nghệ gây ra những xung đột giữa mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình kinh doanh trên nền tảng công nghệ. (Ảnh minh họa: KT)

Nhiều mâu thuẫn, xung đột phát sinh dưới sự tác động của công nghệ trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng và fintech), kinh doanh du lịch lưu trú (nhà ở, khách sạn và đặt phòng trực tuyến), kinh doanh vận tải (taxi truyền thống và taxi công nghệ). Cao điểm là vụ kiện giữa Vinasun và Grab thu hút nhiều sự chú ý của dư luận trong thời gian gần đây.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Thành Hưng thừa nhận "Cái chúng ta đang còn lúng túng là "luật chơi". Mặc dù các cơ quan quản lý đã có những nỗ lực để điều chỉnh, nhưng cần thừa nhận rằng có một độ trễ nhất định trong chính sách, khi mà thực tiễn diễn biến quá nhanh và chính sách không thể theo kịp. Đây là vấn đề chung không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề chung của các nước trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia phát triển".

Vậy phải làm thế nào để doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ? Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định, "không có cách nào khác ngoài việc chúng ta phải xây dựng một luật chơi công bằng và bình đẳng, với hiệu lực đủ mạnh để tất cả các "người chơi" đề phải tuân thủ".

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech, Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn nhất Đông Nam Á và là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới để đầu tư phát triển nền kinh tế số từ nay đến năm 2022.

Hiện có thể thấy rõ một điều, quốc gia nào có doanh nghiệp địa phương sở hữu được dữ liệu, dịch vụ số (trường hợp cụ thể như là Trung Quốc) sẽ giúp ích tích cực cho Chính phủ trong việc quản lý đất nước.

Vừa qua, Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện triển khai ứng dụng hệ thống đánh giá tín nhiệm công dân đến 1,3 tỷ dân. Ai điểm kém sẽ không được mua nhà, đi học, đi máy bay... Tất cả thông tin đó đều đến từ doanh nghiệp số, hệ thống camera, phân tích dữ liệu trong nước như Alipay, Wechatpay... Hầu hết các chuyên gia trên toàn thế giới đã không thể phủ nhận Trung Quốc là quốc gia đi nhanh và đón đầu các xu hướng công nghệ mới.

Giới doanh nghiệp công nghệ Việt kiến nghị để hệ sinh thái số của Việt Nam có thể đón nhận cơ hội cũng như phát triển được tiềm năng, cơ quan nhà nước cần sớm đưa ra "luật chơi" công bằng, tránh tình trạng "bảo hộ ngược". Chẳng hạn như doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thoải mái mà cơ quan quản lý không kiểm soát được do thiếu căn cứ pháp lý, thế nhưng doanh nghiệp Việt nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực mới sẽ phải rất chật vật với việc xin giấy phép hoạt động cũng vì lý do thiếu căn cứ pháp lý...

Việt Nam phải xây dựng một "luật chơi" công bằng, bình đẳng, với hiệu lực đủ mạnh để tất cả các "người chơi" trong hệ sinh thái số đều phải tuân thủ. (Ảnh minh họa: KT)

Việt Nam đang thúc đẩy sự chuyển dịch số trong bối cảnh Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) khởi xướng dự án ASEAN số (Digital ASEAN) vào tháng 4/2018.

Việt Nam xác định xây dựng hệ sinh thái và nền kinh tế số dựa trên 5 trụ cột chuyển đổi số bao gồm: Dữ liệu, kết nối, nguồn nhân lực, thanh toán điện tử và an toàn-an ninh mạng.

Bộ TT&TT mới đây cũng đưa ra mục tiêu phát triển hệ sinh thái số Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó, các sản phẩm dịch vụ nền tảng số phục vụ hệ sinh thái số sẽ do người Việt tự phát triển và làm chủ.

Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, trong thời gian tới, cả ba phía cơ quan quản lý, hiệp hội và doanh nghiệp cần cởi mở, chia sẻ, trao đổi và thảo luận nhiều hơn để cùng đồng hành và cùng hướng tới sứ mệnh phục vụ quốc gia, người dân Việt Nam.

"Các doanh nghiệp trong nước cũng cần chung tay, liên kết lại để hướng tới những mục tiêu chung, "nghĩ cho những cái chung". Điều đó sẽ giúp chúng ta nâng tầm nội lực của chính mình, vì cái chung đạt được thì cái riêng cũng sẽ được đáp ứng", Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại
Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

VOV.VN - Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

VOV.VN - Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Việt Nam xây dựng hệ sinh thái số do người Việt phát triển và làm chủ
Việt Nam xây dựng hệ sinh thái số do người Việt phát triển và làm chủ

VOV.VN - Việt Nam hướng đến xây dựng hệ sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, nền tảng số do người Việt tự phát triển và làm chủ.

Việt Nam xây dựng hệ sinh thái số do người Việt phát triển và làm chủ

Việt Nam xây dựng hệ sinh thái số do người Việt phát triển và làm chủ

VOV.VN - Việt Nam hướng đến xây dựng hệ sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, nền tảng số do người Việt tự phát triển và làm chủ.

Thời của kinh tế số và lợi ích vô giá của số hóa
Thời của kinh tế số và lợi ích vô giá của số hóa

VOV.VN -Những lợi ích đến từ số hóa là vô giá, nền kinh tế số là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hòa.

Thời của kinh tế số và lợi ích vô giá của số hóa

Thời của kinh tế số và lợi ích vô giá của số hóa

VOV.VN -Những lợi ích đến từ số hóa là vô giá, nền kinh tế số là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế khi nền kinh tế truyền thống đang dần bão hòa.

Cơ hội nào cho Việt Nam bứt phá trong chuyển dịch số?
Cơ hội nào cho Việt Nam bứt phá trong chuyển dịch số?

VOV.VN - Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tiến tới nhanh chóng, Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội bứt phá trong cuộc Cách mạng số.

Cơ hội nào cho Việt Nam bứt phá trong chuyển dịch số?

Cơ hội nào cho Việt Nam bứt phá trong chuyển dịch số?

VOV.VN - Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tiến tới nhanh chóng, Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội bứt phá trong cuộc Cách mạng số.