Mật mã dân sự - “Viên gạch móng” để xây dựng chính phủ điện tử

VOV.VN - Mật mã dân sự có thể coi là chuẩn kết nối cũng như tăng cường bảo mật cho các hệ thống cơ sở dữ liệu, bước đầu trong việc xây dựng chính phủ điện tử.

Thống kê của Văn phòng Chính phủ cho thấy, hiện Việt Nam có gần 800 hệ thống máy chủ, trong đó có khoảng 85 trung tâm cơ sở dữ liệu, tập trung ở 30/63 tỉnh, thành và 23/30 bộ, ngành.

Mật mã dân sự được coi là “viên gạch móng” để xây dựng chính phủ điện tử. (Ảnh minh họa: KT)

Phát biểu tại hội thảo về mật mã dân sự năm 2019, với chủ đề “Quản lý và ứng dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phục vụ Chính phủ điện tử” do Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức hôm nay (26/9), ông Nguyễn Công Thành, Trung tâm Tin học, Văn phòng Chính phủ nhận định, với số lượng hệ thống máy chủ và trung tâm cơ sở dữ liệu hiện nay, nước ta có đủ cơ sở hạ tầng để thực hiện chính phủ điện tử, tuy nhiên hệ thống này vẫn chưa hoạt động đủ chức năng.

Thêm vào đó, thiếu chuẩn chung để có thể kết nối các trung tâm dữ liệu với nhau, điều kiện tiên quyết để thực hiện chính phủ điện tử.

“Vấn đề đặt ra hiện nay là phải xác định rõ thông tin nào cần kết nối cùng với đó là dùng định dạng mật mã dân sự nào để các bộ, ngành, đơn vị có thể kết nối, trao đổi với nhau”, ông Thành cho hay.

Trong thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cho 95 doanh nghiệp, cấp hơn 300 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, bước đầu triển khai kiểm định, đánh giá sự phù hợp sản phẩm mật mã dân sự... Do đó, công tác quản lý mật mã dân sự đã đi vào khuôn khổ pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Việc ứng dụng mật mã dân sự sẽ tiêp tục góp phần đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trên các hệ thống công nghệ thông tin tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp tạo nền tảng vững chắc cũng như bảo mật hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Xuân Trường, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, trong giai đoạn hiện nay, việc triển khai Chính phủ điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia.

Thiếu tướng Lê Xuân Trường, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại hội thảo.

Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng đang xây dựng Chính phủ điện tử, để nâng cao tính minh bạch, nâng cao tính hiệu quả hiệu lực của các cơ quan Nhà nước, các chính quyền địa phương; góp phần hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

“Các nghiên cứu về mật mã dân sự, giải pháp kỹ thuật, công nghệ cũng như định hướng sử dụng mật mã dân sự phục vụ Chính phủ điện tử sẽ được triển khai trong thời gian tới, góp phần tiếp tục triển khai hiệu quả các dự thảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mật mã dân sự”, Thiếu tướng Lê Xuân Trường cho hay.

Theo ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, xu thế phát triển viễn thông, internet ngày nay thì internet không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà còn là nền tảng, hạ tầng quan trọng cho các giao dịch điện tử nói chung và chính phủ điện tử nói riêng.

Các giao dịch điện tử trong nền kinh tế số ngày càng nhiều và nhu cầu cần được đảm bảo an toàn ngày càng lớn, do đó, dự báo nhu cầu phát triển, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, an toàn thông tin ngày càng tăng về quy mô, số lượng, loại hình, chủng loại.

Ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải khẳng định: “Sản phẩm – dịch vụ mật mã dân sự không chỉ sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước mà được dùng rộng rãi trong bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử”.

“Sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị liên quan thời gian qua cần được phát huy hơn nữa trong thời gian tới, không chỉ trong các nghiệp vụ quản lý, cấp phép sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự và mở rộng thiết lập nền tảng hạ tầng an toàn, tin cậy triển khai Chính phủ điên tử của các cơ quan từ trung ương đến địa phương”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sắp thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Sắp thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

VOV.VN - Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử sẽ được thành lập trong thời gian tới với Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ.

Sắp thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Sắp thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

VOV.VN - Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử sẽ được thành lập trong thời gian tới với Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ.

Thiếu dữ liệu quốc gia, dựa vào đâu để xây dựng Chính phủ điện tử?
Thiếu dữ liệu quốc gia, dựa vào đâu để xây dựng Chính phủ điện tử?

VOV.VN - Trong bối cảnh thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, đất đai... mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử dựa vào đâu để hiện thực hóa?

Thiếu dữ liệu quốc gia, dựa vào đâu để xây dựng Chính phủ điện tử?

Thiếu dữ liệu quốc gia, dựa vào đâu để xây dựng Chính phủ điện tử?

VOV.VN - Trong bối cảnh thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, đất đai... mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử dựa vào đâu để hiện thực hóa?

Hạ tầng Chính phủ điện tử đã hoàn thành đến đâu?
Hạ tầng Chính phủ điện tử đã hoàn thành đến đâu?

VOV.VN - Việc xây dựng hạ tầng Chính phủ điện tử tại Việt Nam trong năm 2019 đã có nhiều bước tiến quan trọng.

Hạ tầng Chính phủ điện tử đã hoàn thành đến đâu?

Hạ tầng Chính phủ điện tử đã hoàn thành đến đâu?

VOV.VN - Việc xây dựng hạ tầng Chính phủ điện tử tại Việt Nam trong năm 2019 đã có nhiều bước tiến quan trọng.