Microsoft sẵn sàng thế chân Google tại thị trường Australia

VOV.VN - Theo thông tin của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia, Google chiếm tới 94% thị phần quảng cáo tại nước này. Trong khi đó thị phần của Microsoft chỉ là 3,7%.

Công ty Microsoft, một ông lớn trong ngành công nghệ đang nuôi hy vọng mở rộng thị phần tại Australia sau khi Google cảnh báo sẽ ngừng dịch vụ tìm kiếm tại Australia nếu nước này thông qua luật quy định các công ty công nghệ phải trả tiền cho cơ quan báo chí.

Chỉ vài ngày sau khi Giám đốc điều hành Google tại Australia Melanie Silva tuyên bố trước Thượng viện Australia về việc Google có thể ngừng dịch vụ tìm kiếm tại nước này nếu quốc hội Australia thông qua dự luật quy định các công ty công nghệ phải trả tiền cho cơ quan báo chí, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Microsoft Satya Nadella đã liên lạc với Thủ tướng Australia Scott Morrison để khẳng định với công cụ tìm kiếm hiện có Bing, Microsoft hoàn toàn đủ năng lực để lấp chỗ trống nếu Google ngừng dịch vụ tìm kiếm tại Australia.

Mặc dù không tiết lộ nội dung trao đổi giữa nhà lãnh đạo Microsoft với Thủ tướng Australia song Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg khẳng định, Microsoft “đang theo dõi rất sát vụ việc để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường tại Australia”.

Trong khi đó, người phát ngôn của Microsoft một mặt từ chối bình luận về cuộc tranh cãi giữa Google và Facebook với Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia, mặt khác khẳng định “tầm quan trọng của truyền thông và báo chí vì cộng đồng trong một nền dân chủ” và cho biết Microsoft đã “nhận ra những thách thức mà truyền thông đang phải đối mặt trong nhiều năm qua thông qua việc thay đổi mô hình kinh doanh và thói quen của người tiêu dùng”.

Theo thông tin của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia, Google chiếm tới 94% thị phần quảng cáo tại nước này. Trong khi đó thị phần của Microsoft chỉ là 3,7%. Với nền tảng cộng nghệ và công cụ tìm kiếm sẵn có, rõ ràng là từ lâu Microsoft đã mong muốn được mở rộng thị trường tại Australia. Và sự cứng rắn của cả chính phủ Australia lẫn Google trong cuộc tranh luận hiện tại đang mở ra hy vọng mới cho Microsoft./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia không thỏa hiệp với Facebook và Google
Australia không thỏa hiệp với Facebook và Google

VOV.VN - Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg khẳng định, chính phủ nước này không thỏa hiệp với Facebook và Google.

Australia không thỏa hiệp với Facebook và Google

Australia không thỏa hiệp với Facebook và Google

VOV.VN - Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg khẳng định, chính phủ nước này không thỏa hiệp với Facebook và Google.

Google thống trị lĩnh vực quảng cáo trực tuyến tại Australia
Google thống trị lĩnh vực quảng cáo trực tuyến tại Australia

VOV.VN - Gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ Google nắm giữ thị phần thống trị thị trường quảng cáo trên các nền tảng số tại Australia đang khiến cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của nước này lo ngại về nguy cơ cạnh tranh không công bằng.

Google thống trị lĩnh vực quảng cáo trực tuyến tại Australia

Google thống trị lĩnh vực quảng cáo trực tuyến tại Australia

VOV.VN - Gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ Google nắm giữ thị phần thống trị thị trường quảng cáo trên các nền tảng số tại Australia đang khiến cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của nước này lo ngại về nguy cơ cạnh tranh không công bằng.

Google và Facebook đe dọa ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm và tin tức tại Australia
Google và Facebook đe dọa ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm và tin tức tại Australia

VOV.VN - Hôm nay, hai công ty công nghệ Google và Facebook điều trần trước Thượng viện Australia trong bối cảnh cơ quan này đang xem xét dự luật buộc các công ty công nghệ phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia.

Google và Facebook đe dọa ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm và tin tức tại Australia

Google và Facebook đe dọa ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm và tin tức tại Australia

VOV.VN - Hôm nay, hai công ty công nghệ Google và Facebook điều trần trước Thượng viện Australia trong bối cảnh cơ quan này đang xem xét dự luật buộc các công ty công nghệ phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia.