5 công nghệ mới giúp pin smartphone siêu lâu
VOV.VN - Điện thoại của chúng ta ngày càng mỏng hơn, nhanh hơn, mạnh hơn, nhưng bạn vẫn phải đều đặn sạc lại chỉ sau chưa đầy 1 ngày sử dụng.
Dù màn hình, vi xử lý và các cấu hình khác của smartphone không ngừng cải tiến, thì người dùng lại ít được chứng kiến những tiến bộ trong công nghệ pin di động.
1. Hush
Dưới đây là những công nghệ pin đang tỏ ra hứa hẹn, tuy nhiên, ta vẫn sẽ phải đợi thêm một thời gian nữa cho tới khi chúng có thể thực sự thương mại hóa.
Vì thế mà nhóm này đã phát triển một ứng dụng giúp theo dõi chặt chẽ các hoạt động background của hệ điều hành Android, tập trung ưu tiên các phần mềm mà người dùng ưa dùng. Các ứng dụng không được mở thường xuyên sẽ bị ngăn không cho chiếm quá nhiều thời lượng của CPU khi màn hình tắt.
Nhóm đặt tên ứng dụng là Hush và hứa hẹn nó có thể giúp giảm mức điện năng tiêu thụ hàng ngày khoảng 16%. Họ cũng cho biết đang có kế hoạch tối ưu hóa Hush với mục tiêu cuối cùng là tăng gấp đôi thời lượng pin của smartphone Android trung bình thông qua phần mềm.
2. WALDIO
Nếu như bạn mua điện hoại mới trong hơn 1 năm trở lại đây, có lẽ bạn sẽ nhận thấy bộ nhớ trong có tuổi thọ không tốt lắm. Vấn đề của chip nhớ flash NAND là mỗi block dữ liệu nhỏ xíu của nó chỉ có thể được ghi đè lên một số lần nhất định trước khi mất dần điện từ mà thôi. Nói cách khác, khi hệ điều hành lưu trữ càng nhiều dữ liệu thì bộ nhớ flash càng nhanh hỏng.
Rất may là một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Hanyang, TQ đã tìm ra cách đẩy lùi tốc độ lão hóa của bộ nhớ trong. Bằng cách tối ưu hóa hệ thống IO QSLite mà Android sử dụng, nhóm đã giảm được khối lượng dữ liệu được ghi chỉ còn bằng 1/5 so với dung lượng gốc. Hệ quả trực tiếp là smartphone Android sẽ có thể vận hành nhanh hơn khi ghi dữ liệu vào bộ nhớ trong. Đồng thời, công nghệ này cũng giúp tăng thời lượng pin smartphone Android lên tới 39%.
3. Anode lithum nguyên chất
Năm 2014, các nhà nghiên cứu của Đại học Standford tuyên bố họ đã tìm ra cách cải tiến pin lithium-ion hiện hành bằng cách tạo ra một chất lithium đậm đặc hơn dành cho anode của pin. Nhờ đó mà pin sẽ có thể "sống sót" lâu hơn và cũng chậm bị xuống cấp hơn so với pin lithium thông thường. Theo tuyên bố của Nhóm nghiên cứu, công nghệ này có thể tăng thời lượng pin lên gấp 3 lần.
Dù mắt thường không thể nhìn thấy nhưng không gian quanh ta có chứa rất nhiều dạng sóng âm radio khác nhau, từ trạm BTS di động, các máy phát Wi-Fi cho đến các thiết bị kết nối Bluetooth. Dù không phải mọi tần số radio phát ra đều chứa mức năng lượng như nhau, nhưng chắc chắn, lúc nào vây quanh con dế của bạn cũng có những "gói năng lượng" tí hon.
4. RF-DC convertors
Một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học bang Ohio đã tìm ra cách sạc điện thoại bằng cách thu hoạch sóng tần (RF) bao quanh thiết bị, sau đó chuyển đổi năng lượng này thành dòng điện DC. Hiện tại, một số sản phẩm như case bảo vệ iPhone của Nikolas đã có thể sạc smartphone theo cách này, dù rất chậm.
Lõi pin Hydrogen từ lâu đã được coi như là "Chén thánh" của công nghệ pin, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa đủ ổn định để có thể đưa ra thị trường. Tuy nhiên, nếu như bài báo của Telegraph đúng sự thật thì có vẻ như không còn lâu nữa, các phản ứng sinh điện giữa hydrogen và oxygen sẽ được sử dụng để tạo ra điện năng cho smartphone.
5. Lõi pin hydrogen
Một công ty của Anh có tên Intelligent Energy đã tạo ra được một lõi pin hydrogen nhét vừa bên trong iPhone và có thể nuôi sống thiết bị trong suốt 1 tuần với mỗi lần sạc duy nhất. Bài báo này cũng cho biết Intelligent Energy đã có thể tích hợp lõi pin đó vào trong iPhone 6 mà không cần phải vứt bỏ pin lithium ion gốc./.