Dải tần âm thanh và cách tham chiếu của người Đức (Phần I)

VOV.VN - Đỉnh cao của âm thanh chính là quay trở về sự mộc mạc...

Âm thanh có biên độ dải tần khá lớn, các thiết bị đo đạc hiện đại cũng nhằm đo đếm được biên độ dải tần trên. Đồng thời các hệ thống audio hiện đại cũng có khả năng tái tạo các dải tần âm thanh đó. Thông thường các thiết bị tái tạo âm thanh trong đó có (loa) thường hay ghi các chỉ số về khả năng đáp ứng dải tần số từ 35-20.000hz. 

Ảnh nguồn internet

Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến những dải tần  mà công nghệ tái tạo âm thanh đang cố gắng vươn tới để phục vụ đời sống và nhu cầu thụ hưởng âm thanh, âm nhạc của con người. Các nhà nghiên cứu về âm thanh đã phân chia các dải tần âm thanh thành 5 nhóm Thứ nhất: Siêu trầm từ 20hz-60hz,Thứ hai: Trầm từ 60-200hz, Thứ ba: Trung âm 400hz-2000hz Thứ tư: Trung cao từ 2000hz- 6000hz Thứ sáu : dải tần số cao từ 6000hz – 20000hz. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra âm thanh cơ bản của các nhạc cụ khi trình diễn trực tiếp thì đáp ứng được trị số dải tần cơ bản nào và quá trình cộng hưởng và giai điệu của nó có thể đáo ứng đến dải tần âm thanh bao nhiêu? Với dải tần âm thanh này thì những nhạc cụ nào phụ trách? Sau đây là báo cáo tham chiếu về các dải tần âm thanh của hãng Octave tại Đức thực hiện có tham chiếu với dải tần âm thanh giọng nói người và các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thể hiện.

Thứ nhất: Vocal (Giọng nói người )

Giọng nói người là loại âm thanh khi phát âm hoặc hát có dải tần số trung âm hẹp nhưng mang rất nhiều cảm xúc cho người nghe vì ngoài âm thanh còn mang âm điệu và nội dung thông tin, làm thức dậy các cảm xúc của người nghe. Với giọng hát của nam giới dải tần giao động từ 100hz đến 850hz. Với giọng nữ dải tần từ 200hz đến 1100hz. Đây là dải tần căn bản. tuy nhiên quá trình cộng hưởng và giai điệu khi hòa âm có thể lên từ 800hz đến 8000hz

Thứ hai : Percussion Bộ gõ

Bộ gõ gồm các nhạc cụ gõ. Chúng được sử dụng để tăng hiệu quả cho dàn nhạc. Có thể chia các nhạc cụ gõ nhiều  loại tùy theo cấu tạo. Nhạc cụ gõ có mặt da căng, gỗ, kim loại như: Kich, Tom, Snare drum, Tympani Cymbal… Với mỗi loại nhạc cụ thuộc bộ gõ này có dải tần  như sau:
Kich có dải tần cơ bản từ 40hz-500hz. Giai điệu có thể lên từ 500hz-7000hz.Định âm có dải tần cơ bản từ 60hz-700hz  Giai điệu có thể lên từ 700hz-300hz.Tom có dải tần cơ bản từ 70hz-500hz  Giai điệu có thể lên từ 500hz-6200hz. Snare có dải tần cơ bản từ 100hz-300hz  Giai điệu có thể lên từ 300hz-1000hz. Congas có dải tần cơ bản từ 150hz-1000hz Giai điệu có thể lên từ 1000hz-6000hz.Cymbal có dải tần cơ bản từ300hz-800hz Giai điệu có thể lên từ 800hz-16000hz.

Thứ ba:  Brass (Kèn đồng)


Bảng tham chiếu

Kèn đồng làm bằng hợp kim đồng nên có màu vàng sáng lóa. Âm hưởng của chúng rất to và huy hoàng nên chủ yếu được sử dụng ở những đoạn cao trào cần âm lượng lớn. Trong lịch sử chúng tham gia vào dàn nhạc muộn hơn kèn gỗ, trừ kèn co tham gia cùng lúc với kèn gỗ. Trong dàn nhạc kèn có những loại cơ bản như: Tuba (Kèn Tuba), Horn (Kèn cor, Trombone (Kèn trôm-bôn,) Trombone (Kèn trôm-bôn), Trumpet (Kèn trom-pet) Những loại kèn này chúng ngồi chủ yếu ở hàng thứ ba sau các kèn gỗ.
Tuba là kèn đồng rất to, nó thường chỉ có một trong dàn nhạc và được đặt đứng khi chơi (miệng quay lên trên). Tiếng của nó rất trầm và khoẻ nên được dùng trong các đoạn rất cao trào. Nó tham gia vào dàn nhạc muộn nhất trong bộ kèn đồng, cuối thời kì lãng mạn. Thường nó chơi tăng bè bass cho dàn nhạc.Tubacó dải tần cơ bản từ 40hz-400hz. Giai điệu có thể lên từ 400hz-2000hz.
Horn có các ống tạo thành hình dáng tròn của nó, miệng nó loe và các nhạc công đặt tay vào trong đó để điều chỉnh tính chất của âm thanh. Nó là kèn đồng tham gia sớm nhất vào dàn nhạc và cũng hay được chơi độc tấu. Tiếng của nó trong và trong những đoạn cao trào rất khoẻ. Fress horn có dải tần cơ bản từ 50hz-800hz. Giai điệu có thể lên từ 800hz-5000hz. Trombone là kèn đồng rất dễ nhận ra với hình dáng dài của cái tay cầm mà các nhạc công kéo ra kéo vào khi chơi. Tiếng của nó trầm thứ hai trong bộ kèn đồng. Âm hưởng của nó rất mạnh và huy hoàng đặc biệt khi có 3 kèn cùng lúc. Nó tham gia vào dàn nhạc kể từ các giao hưởng của Beethoven và rất phổ biến trong thời kì lãng mạn. Trombone (Kèn trôm-bôn) có hai loại bass và tenor 2 loại này có dải tần cơ bản từ 50hz-400hz. Giai điệu có thể lên từ 400hz-5000hz.
Trumpet là kèn đồng cao nhất và nhỏ nhất. Nó cũng khá quen thuộc với chúng ta (trong các đội nghi thức của các trường học). Trong dàn nhạc nó tham gia sau kèn cor. Trumpet (Kèn trom-pet) có dải tần cơ bản từ 180hz-1200hz. Giai điệu có thể lên từ 1200hz-9000hz.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ampli đèn và những chiếc loa toàn dải hướng chơi hoài cổ
Ampli đèn và những chiếc loa toàn dải hướng chơi hoài cổ

VOV.VN - Sự phát triển đa dạng của các thiết bị âm thanh cũng góp phần tạo ra nhiều xu hướng chơi audio khác nhau, ví dụ như chạy đua theo công nghệ hoặc hoài cổ.

Ampli đèn và những chiếc loa toàn dải hướng chơi hoài cổ

Ampli đèn và những chiếc loa toàn dải hướng chơi hoài cổ

VOV.VN - Sự phát triển đa dạng của các thiết bị âm thanh cũng góp phần tạo ra nhiều xu hướng chơi audio khác nhau, ví dụ như chạy đua theo công nghệ hoặc hoài cổ.

Giải đáp câu hỏi thường gặp của người chơi audio đối với loa toàn dải
Giải đáp câu hỏi thường gặp của người chơi audio đối với loa toàn dải

VOV.VN - Câu hỏi đặt ra cho những người chơi audio mới bước chân vào trải nghiệm loa toàn dải là điều gì làm nên sự khác biệt giá cả và chất lượng?

Giải đáp câu hỏi thường gặp của người chơi audio đối với loa toàn dải

Giải đáp câu hỏi thường gặp của người chơi audio đối với loa toàn dải

VOV.VN - Câu hỏi đặt ra cho những người chơi audio mới bước chân vào trải nghiệm loa toàn dải là điều gì làm nên sự khác biệt giá cả và chất lượng?

Sự khác nhau giữa củ loa toàn dải oval và loa toàn dải tròn
Sự khác nhau giữa củ loa toàn dải oval và loa toàn dải tròn

VOV.VN - Các hãng sản xuất  loa cổ tại Âu châu đặc biệt tại Đức thường sản xuất loa toàn dải  hình tròn bởi tối ưu độ cân bằng, góc toả âm đều và cân đối..

Sự khác nhau giữa củ loa toàn dải oval và loa toàn dải tròn

Sự khác nhau giữa củ loa toàn dải oval và loa toàn dải tròn

VOV.VN - Các hãng sản xuất  loa cổ tại Âu châu đặc biệt tại Đức thường sản xuất loa toàn dải  hình tròn bởi tối ưu độ cân bằng, góc toả âm đều và cân đối..

Tại sao nghe loa toàn dải không bị “mệt“?
Tại sao nghe loa toàn dải không bị “mệt“?

VOV.VN -Nhiều người chơi audio đã từng "mổ xẻ" về vấn đề này khá nhiều trên các diễn đàn, thứ âm thanh được nhìn nhận là không làm phiền người nghe

Tại sao nghe loa toàn dải không bị “mệt“?

Tại sao nghe loa toàn dải không bị “mệt“?

VOV.VN -Nhiều người chơi audio đã từng "mổ xẻ" về vấn đề này khá nhiều trên các diễn đàn, thứ âm thanh được nhìn nhận là không làm phiền người nghe