Khám phá 'nội thất' chiếc iPhone 12 Pro đầu tiên tại Việt Nam
Không lâu sau khi các mẫu iPhone 12 được bán trên thị trường quốc tế, một số phiên bản cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Thậm chí, có cửa hàng còn "tháo tung" iPhone 12 Pro để xem máy có dễ sửa chữa hay không.
Các kỹ thuật viên tại hệ thống sửa chữa Điện Thoại Vui (https://dienthoaivui.com.vn/) đã thực hiện việc tháo rời toàn bộ chiếc iPhone 12 Pro và sau đó lắp lại chiếc máy như hiện trạng ban đầu. Điều này sẽ giúp người dùng biết được bên trong mẫu iPhone 12 mới của Apple ra sao, cũng như dự đoán việc sửa chữa máy có dễ dàng hay không.
Sau khi đã hơ nóng các keo dán chống nước của máy, kỹ thuật viên từ Điện Thoại Vui bắt đầu thực hiện thao tác tháo màn hình và bung dần những linh kiện bên trong, hé lộ nhiều chi tiết thú vị về iPhone 12 Pro.
Các chi tiết linh kiện của iPhone hầu hết được bảo vệ bởi những miếng shield (miếng bảo vệ) bằng nhôm. Kỹ thuật viên tháo từng miếng shield và sau đó cách ly pin và mở tháo phần màn hình.
Theo đánh giá của kỹ thuật viên, kích thước của cụm notch “tai thỏ” (khu vực chứa cụm camera và cảm biến phía trước) không nhỏ hơn so với thế hệ iPhone trước đây.
Hệ thống camera trước của iPhone 12 Pro không dễ dàng tháo ra ở lần đầu tiên, do cáp được đặt khá kỹ dưới khung và còn được Apple cố định bằng keo dán. Cụm 3 camera của iPhone 12 Pro cũng đã được tháo ra, hệ thống camera này đặt gọn trong một bộ khung, do đó kỹ thuật viên có thể tháo chúng ra một cách dễ dàng.
Sau khi tháo ra và lắp lại, kỹ thuật viên Điện Thoại Vui chia sẻ máy vẫn hoạt động bình thường.
Vì là sản phẩm mới, do đó phần keo được dính khá chặt, buộc kỹ thuật viên hết sức thận trọng và có tay nghề thì mới dễ dàng bung được hết các linh kiện ra bên ngoài.
Apple đặt một miếng thép dưới cuộn đồng sạc nam châm, công dụng chính của nó là giúp sạc MagSafe có thể gắn chặt lại với mặt lưng của iPhone 12 Pro khi sạc.
Quá trình tháo rời và lắp rắp lại iPhone 12 Pro được thực hiện khá nhanh, theo đánh giá việc sửa chữa máy khi xảy ra sự cố được tính theo thang điểm 6/10 (điểm càng thấp càng khó sửa chữa)./.