Nhà máy sản xuất chip tiên tiến của TSMC có thể bị vô hiệu hóa từ xa

VOV.VN - Máy sản xuất chip tiên tiến EUV của TSMC (do ASML đến từ Hà Lan sản xuất) được trang bị công tắc tắt từ xa để đảm bảo tính bảo mật của dây chuyền.

TSMC hiện đang là một trong những nhà sản xuất chip lớn nhất toàn cầu, thậm chí đánh bại Intel và Samsung về mặt doanh thu. Vì vậy, Mỹ luôn muốn đảm bảo những công nghệ tiên tiến này rơi vào tay các đối thủ do các vấn đề xung đột địa chính trị.

Để giúp chính phủ Mỹ yên tâm, chính phủ Đài Loan cho biết họ sẽ bảo vệ công ty trước mọi hình thức đánh chiếm từ bất kỳ ai, bao gồm cả Mỹ. Cục An ninh Đài Loan thậm chí còn cho rằng việc phá hủy cơ sở của TSMC là động thái không cần thiết bởi việc sản xuất chip cao cấp đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ có nhà máy.

Chen Ming-tong, tổng giám đốc Cục An ninh Quốc gia Đài Loan cho biết: “TSMC cần tích hợp các yếu tố toàn cầu trước khi sản xuất chip cao cấp. Không có các linh kiện hoặc thiết bị như thiết bị in thạch bản của ASML, cũng như không có bất kỳ linh kiện quan trọng nào, TSMC không có cách nào có thể tiếp tục sản xuất”.

Hơn nữa, để đề phòng việc nhà máy rơi vào tay một thực thể không mong muốn, cả TSMC và ASML - nhà cung cấp công cụ duy nhất có thể tạo ra chip 2nm tiên tiến - đã thêm một “công tắc tiêu diệt” nhằm vô hiệu hóa các máy EUV của TSMC từ xa. Theo Bloomberg, ASML đã bổ sung tính năng này để xoa dịu lo ngại của Mỹ rằng khả năng sản xuất chip của hãng có thể rơi vào tay kẻ xấu.

Bên cạnh động thái mới nhất của ASML và TSMC nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ, Mỹ đã cung cấp cho TSMC khoản trợ cấp hàng tỷ USD để lôi kéo công ty này chuyển hoạt động sản xuất chip sang Bắc Mỹ. TSMC cũng đang xây dựng cơ sở tại Nhật Bản.

Tất cả những động thái này là một phần của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khi Mỹ cố gắng hạn chế tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu của Trung Quốc. Trong khi các động thái của Washington đang làm chậm nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đạt được ưu thế công nghệ, nó cũng thúc đẩy cường quốc châu Á đổi mới và giải quyết những giới hạn mà họ phải đối mặt. Mặc dù chip nội địa của Trung Quốc hiện đi sau các sản phẩm của Intel và AMD vài thế hệ nhưng chúng đang có những bước tiến nhảy vọt mà ở đó công nghệ Trung Quốc có thể sớm tiến đến bước tương tự hoặc thậm chí vượt trội hơn những gì phương Tây cung cấp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC đạt doanh thu kỷ lục
Tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC đạt doanh thu kỷ lục

Doanh số của hãng sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) trong tháng 8/2022 tăng 58,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 16,8% so với tháng Bảy, lần đầu tiên vượt mức 200 tỷ đôla Đài Loan.

Tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC đạt doanh thu kỷ lục

Tập đoàn sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC đạt doanh thu kỷ lục

Doanh số của hãng sản xuất chip TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) trong tháng 8/2022 tăng 58,7% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 16,8% so với tháng Bảy, lần đầu tiên vượt mức 200 tỷ đôla Đài Loan.

Samsung điều chỉnh lãnh đạo để tăng cạnh tranh với TSMC
Samsung điều chỉnh lãnh đạo để tăng cạnh tranh với TSMC

VOV.VN - Samsung Electronics được cho là đã thay thế người đứng đầu trung tâm R&D bán dẫn chịu trách nhiệm phát triển chip thế hệ tiếp theo.

Samsung điều chỉnh lãnh đạo để tăng cạnh tranh với TSMC

Samsung điều chỉnh lãnh đạo để tăng cạnh tranh với TSMC

VOV.VN - Samsung Electronics được cho là đã thay thế người đứng đầu trung tâm R&D bán dẫn chịu trách nhiệm phát triển chip thế hệ tiếp theo.

TSMC sẽ khởi công xây dựng nhà máy chip tại Nhật Bản
TSMC sẽ khởi công xây dựng nhà máy chip tại Nhật Bản

Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới này đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu các sản phẩm từ nhà máy mới JASM bắt đầu từ tháng 12/2024, nhằm làm dịu bớt tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu.

TSMC sẽ khởi công xây dựng nhà máy chip tại Nhật Bản

TSMC sẽ khởi công xây dựng nhà máy chip tại Nhật Bản

Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới này đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu các sản phẩm từ nhà máy mới JASM bắt đầu từ tháng 12/2024, nhằm làm dịu bớt tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu.