“Thuê bao chính chủ” sẽ giải bài toán căn cơ của lừa đảo trực tuyến

Khi xử lý được bài toán định danh trên không gian mạng, tài khoản, SIM rác, SIM chính chủ, thuê bao ngân hàng rác, câu chuyện lừa đảo trực tuyến có thể giảm rõ rệt.

Chiều 6/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì buổi họp báo thường kỳ do Bộ TT&TT tổ chức. Bên cạnh đấu giá băng tần 5G, xử phạt nghệ sĩ, KOLs phát ngôn lệch chuẩn, một chủ đề khác được đông đảo phóng viên quan tâm là tình trạng lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp.

Xác định cuộc chiến chống lừa đảo trực tuyến là “trường kỳ và lâu dài”, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT) Bộ TT&TT cho biết, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, từ Cục ATTT, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đến Cục Viễn thông, đều đã chung tay tham gia và đưa ra các biện pháp khác nhau để ứng phó.

Dù vậy, lừa đảo trực tuyến thay đổi liên tục theo các hoạt động, sự kiện hàng ngày, cần có biện pháp căn cơ triệt để hơn, đi từ ba yếu tố: thể chế chính sách, công nghệ và tuyên truyền.

Truyền thông về lừa đảo trực tuyến qua loa phường

Ông Trần Quang Hưng cho hay về góc độ kỹ thuật, phần lớn người dân bị lừa đảo trực tuyến đang sử dụng thiết bị Android màn hình nhỏ. Tỷ lệ cao nạn nhân nằm trong nhóm thu nhập thấp, người cao tuổi. Để tận dụng hệ thống truyền thanh cơ sở đến từng phường, xã, năm nay, Cục ATTT sẽ phối hợp với Cục Thông tin cơ sở để truyền thông tốt hơn qua hệ thống loa phường.

Cục ATTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân như xây dựng và phát hành các bộ Cẩm nang về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, Cẩm nang An toàn trực tuyến; Triển khai xây dựng chuỗi Điểm tin tuần với các thông tin về tình hình lừa đảo trực tuyến nổi bật để đưa ra cảnh báo, cũng như các khuyến cáo kịp thời giúp người dân tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.

Cục ATTT cũng thực hiện các chiến dịch tuyên truyền trên diện rộng, phối hợp với đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp lớn, các cơ quan báo chí truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến cho người dân. Trong năm 2024, Cục sẽ hoàn thiện lại nội dung của các chiến dịch, có chiến lược bài bản, phù hợp với thực tiễn hơn và mang lại hiệu quả thực chất hơn.

Ngoài ra, xây dựng, phát triển kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia (khonggianmang.vn) trên các nền tảng mạng xã hội để đưa thông tin, tuyên truyền về các vấn đề an toàn thông tin, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến.

Giải bài toán căn cơ của lừa đảo trực tuyến

Theo đại diện Cục ATTT, lừa đảo có nhiều hình thức nhưng tựu chung ở ba câu chuyện lớn: đối tượng tấn công dẫn dụ người dùng cài phần mềm độc hại lên máy tính; lừa bấm vào link để gửi mã OTP chuyển tiền; dẫn dụ người dùng chuyển khoản.

Gốc rễ của lừa đảo trực tuyến chính là động cơ tài chính. Do đó, ông Trần Quang Hưng nhận định: “Nếu xử lý được bài toán định danh trên không gian mạng, định danh tài khoản, xử lý bài toán SIM rác, SIM chính chủ, thuê bao ngân hàng rác, câu chuyện lừa đảo trực tuyến sẽ giảm rõ rệt”.

Hiện tại, các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên theo dõi, rà soát tình hình lộ lọt, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân của cơ quan, tổ chức tại Việt Nam và cảnh báo, hỗ trợ xử lý kịp thời một số nhóm tội phạm công nghệ cao; không để xảy ra sự cố thiệt hại nghiêm trọng do lộ lọt thông tin.

Một số biện pháp kỹ thuật khác đang được Cục ATTT triển khai bao gồm tăng cường giám sát, theo dõi, cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại; chỉ đạo, điều phối ngăn chặn các trang web/blog vi phạm pháp luật, bảo vệ người dân không truy cập vào các website lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng; Thúc đẩy phát triển cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia; Triển khai hệ sinh thái Tín nhiệm mạng (tinnhiemmang.vn) để đánh giá, xác nhận website bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Cục ATTT cũng tăng cường giám sát, vận hành hệ thống hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số tiếp nhận 5656, 156 và website thongbaorac.ais.gov.vn; Tổ chức chỉ đạo, điều phối các nhà mạng chủ động rà soát, nâng cao năng lực các hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỗi ngày nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần?
Mỗi ngày nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần?

VOV.VN - Sạc pin điện thoại hàng ngày là thao tác quá quen thuộc với chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần trên ngày.

Mỗi ngày nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần?

Mỗi ngày nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần?

VOV.VN - Sạc pin điện thoại hàng ngày là thao tác quá quen thuộc với chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần trên ngày.

Nhiều điện thoại Samsung dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng
Nhiều điện thoại Samsung dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

VOV.VN - Hãng bảo mật Kryptowire vừa thông báo về một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng (CVE-2022-22292) trong các thiết bị Samsung chạy phiên bản Android 9 đến 12.

Nhiều điện thoại Samsung dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Nhiều điện thoại Samsung dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

VOV.VN - Hãng bảo mật Kryptowire vừa thông báo về một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng (CVE-2022-22292) trong các thiết bị Samsung chạy phiên bản Android 9 đến 12.

3 mẹo nhỏ để bảo vệ điện thoại thông minh
3 mẹo nhỏ để bảo vệ điện thoại thông minh

VOV.VN - Điện thoại thông minh là một công cụ tuyệt vời không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng nó cũng mỏng manh và cần được bảo vệ.

3 mẹo nhỏ để bảo vệ điện thoại thông minh

3 mẹo nhỏ để bảo vệ điện thoại thông minh

VOV.VN - Điện thoại thông minh là một công cụ tuyệt vời không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng nó cũng mỏng manh và cần được bảo vệ.