10 vụ sáp nhập “đình đám” nhưng lại nhận thất bại thảm hại

VOV.VN - Trong số 10 thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ, phần lớn các công ty đều phải nhận một cái kết không "có hậu".

Tin đồn về kế hoạch sáp nhập công ty EMC của Dell với giá trị lên tới 67 tỷ USD đang khiến cả giới công nghệ phải xôn xao.

Bởi lẽ, đây không chỉ là thương vụ sáp nhập thuần công nghệ mà nó còn là vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ.

Tuy nhiên, trước khi Dell ăn mừng về chiến thắng này, họ cũng nên xem xét kỹ càng những trường hợp sáp nhập nhưng lại khiến cho công ty sở hữu phải “lao đao”.

Trên thực tế, trong số 10 vụ sáp lớn nhất của ngành công nghệ, chỉ một số ít đạt được thành công. Phần lớn, các vụ sáp nhập lại khiến cổ phiếu rớt giá, công ty rối loạn và phải cắt giảm nhân viên.


Công ty Oracle là một trong số ít các công ty đạt được cái kết “có hậu” sau khi mua lại BEA vào tháng 10/2008 với giá 7,9 tỷ USD.

Oracle đã nhận được phần mềm WebLogic và sử dụng nó để phát triển sản phẩm Fusion Middleware cho đến ngày nay.

Compaq đã mua lại Digital Equipment Corp - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ máy chủ máy tính được thành lập từ năm 1960, với giá 9,6 tỷ USD vào năm 1998.

Tuy nhiên, DEC là một công ty đang trong tình trạng trì trệ với chi phí vận hành cao và chỉ có ít sản phẩm hấp dẫn. Đây cũng là vấn đề mà Compaq phải giải quyết sau khi sáp nhập công ty này.

Năm 2005, “gã khổng lồ” diệt virus Symantec đã tìm cách mua lại công ty lưu trữ dữ liệu Veritas với giá 13,5 tỷ USD.

Theo kế hoạch, Veritas sẽ trở thành công cụ lưu trữ và bảo vệ dữ liệu của công ty. Tuy nhiên, kế hoạch này có vẻ như không được lòng các nhà đầu tư. Vì vậy, Symantec đã thỏa thuận mua lại công ty này với giá chỉ 10,5 tỷ USD.

Sau một thập kỷ hoạt động đầy “thất vọng”, cuối cùng Symantec đã bán Veritas với giá 8 tỷ USD vào mùa hè năm 2015.

Hành trình mua lại phần mềm quản lý nhân sự PeopleSoft của công ty Oracle với giá 10,3 tỷ USD tràn đầy kịch tính.

Bởi lẽ, Bộ Tư pháp Mỹ đã ngăn chặn thương vụ này xảy ra nhằm chống độc quyền. Vì vậy, các thành viên của công ty PeopleSoft cũng dừng việc bán cổ phiếu lại cho Oracle.

Song cuối cùng thì thỏa thuận vẫn được ký kết vào tháng 11/2004 và PeopleSoft vẫn là một phần trong danh mục các sản phẩm của Oracle cho đến ngày nay.

Công ty dịch vụ dữ liệu điện tử Electronic Data Services được thành lập từ năm 1962 bởi doanh nhân kiêm cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ - ông Ross Perot.

Tháng 7/2008, HP đã mua lại nó với giá 13,9 USD để hình thành nền tảng cho công ty thành viên HP Enterprise Services.

Tuy nhiên, kể từ khi hoàn thành thỏa thuận, công ty này lại kinh doanh thua lỗ và phải sa thải một lượng lớn nhân viên.

Tháng 6/2000, ngay tại thời điểm bùng nổ của trang web dot-com, công ty công nghệ quang học JDS Uniphase đã mua lại công ty mạng quang học E-Tek Dynamics với giá 15 tỷ USD.

Song cũng giống như nhiều công ty trong thời kỳ đó, JDS Uniphase đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi vụ nổ “bong bóng” dot-com. Thậm chí, công ty này đã phải tách đôi kể từ mùa hè năm ngoái.

Cùng là một “tàn tích” của thời kỳ dot-com, vào tháng 3/2000, công ty an ninh email Verisign đã mua công ty đăng ký tên miền Network Solutions với giá lên tới 20,8 tỷ USD.

Được biết, Network Solutions không phải là một công ty bán tên miền mà nó là một đơn vị chuyên phụ trách giám sát các tên miền .com, .net, .org và các tên miền cấp cao.

Nhưng cuối cùng họ đã phải bán phải bán cả tên miền của mình để nộp phạt vì đã vi phạm Luật Chứng khoán.

Dưới sự lãnh đạo của ứng cử viên tổng thống Mỹ hiện nay Carly Fiorina, HP đã “thâu tóm” nhà sản xuất máy tính Compaq bằng khoản tài chính gần 19 tỷ USD vào năm 2002.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó HP đã phải vật lộn với việc kinh doanh máy tính của mình và thương vụ mua lại Compaq cũng là một nguyên nhân dẫn đến thảm họa sa thải hơn 30.000 nhân viên HP ngay sau đó.

JDS Uniphase thực sự là một “cỗ máy sáp nhập”. Vào tháng 7/2000, ngay sau thương vụ mua lại E-Tek, công ty này cũng đã mua nhà sản xuất linh kiện SDL với giá 41 tỷ USD.

Nhưng ngày nay, JDS Uniphase lại phải tách đôi thành hai công ty: sản xuất công nghệ quang học Lumentum và tư vấn dịch vụ mạng Viavi.

Một trong những thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử chính là thỏa thuận giữa AOL và Time Warner vào tháng 1/2000 với con số kỷ lục 181, 6 tỷ USD.

Sở dĩ, AOL muốn mua lại Time Warner nhằm biến nhà cung cấp dịch vụ Internet này trở thành một phương tiện truyền thông khổng lồ.

Tuy nhiên, điều đó đã không bao giờ xảy ra và đến năm 2009, AOL lại tách Time Warner trở lại là một công ty độc lập.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên