Cảnh báo về tình trạng thiếu hụt chip kéo dài đến năm 2023

VOV.VN - CEO Intel, Pat Gelsinger, vừa đưa ra nhận xét tình trạng thiếu hụt chip hiện nay sẽ chạm đáy vào nửa cuối năm nay trước khi mọi thứ dần được cải thiện.

CEO Intel, Pat Gelsinger cho biết: “Tôi không mong đợi ngành công nghiệp chip sẽ trở lại tình trạng cung cầu lành mạnh cho đến năm 2023. Đối với nhiều ngành khác nhau, tôi nghĩ rằng nó vẫn đang ở mức tồi tệ hơn trước khi bắt đầu cải thiện. Tháng trước, chúng tôi đã nói rằng, khoảng thời gian từ khi đặt hàng chất bán dẫn cho đến khi thực sự nhận được chúng kéo dài 17 tuần trong tháng 4. Đó là khoảng thời gian giao hàng lâu nhất được ghi nhận bởi Susquehanna Financial kể từ năm 2017 và là một bước nhảy vọt so với con số hơn 12 tuần của năm trước”.

Gelsinger cho biết, nhờ vào quyền sở hữu của Intel đối với các nhà máy sản xuất của mình, họ có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu về chip hơn những công ty đang phụ thuộc vào đối tác gia công chip. Theo vị CEO Intel, nhu cầu về chip sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong 10 năm tới nhờ sự tăng trưởng dự kiến ​​đối với smartphone 5G, AI và xe điện.

Gelsinger là một trong những vị lãnh đạo tin rằng nhu cầu đối với chip sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong tương lai, điều mà nhiều lãnh đạo khác cho rằng nó chỉ có thể duy trì mức tăng trưởng hàng năm dưới 5%, chẳng hạn như CEO Hock Tan của Broadcom. Ông Tan cho biết, mặc dù báo cáo doanh thu trong quý gần nhất của Broadcom tăng 15%, tuy nhiên sản xuất chip là một ngành công nghiệp đã trưởng thành, vì vậy mức tăng trưởng sẽ chỉ ở mức thấp.

Được biết, không giống như các nhà sản xuất nổi tiếng như Apple, Qualcomm, MediaTek và những nhà sản xuất khác, Intel sở hữu các nhà máy của riêng mình. Một công ty như Apple thiết kế chip của riêng mình, nhưng không có phương tiện để tự sản xuất chúng, vì vậy công ty đã chuyển sang thuê xưởng đúc hợp đồng lớn nhất thế giới là TSMC có trụ sở tại Đài Loan để sản xuất chip cho riêng mình.

Chip là ngành công nghiệp vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Hiện tại, Mỹ là quốc gia dẫn đầu về doanh số và thiết kế chip, mặc dù dẫn đầu hoạt động sản xuất lại thuộc về TSMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc. TSMC thậm chí còn đang có kế hoạch mở một nhà máy sản xuất chip của riêng mình ở Arizona (Mỹ) trước khi kết thúc năm 2024./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu hụt chip - Nissan, Suzuki và Mitsubishi sẽ tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy
Thiếu hụt chip - Nissan, Suzuki và Mitsubishi sẽ tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy

VOV.VN - Việc thiếu hụt chip bán dẫn đang tiếp tục ảnh hưởng tới các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu và lần này tới lượt Nissan, Suzuki và Mitsubishi sẽ tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy vào tháng 6/2021.

Thiếu hụt chip - Nissan, Suzuki và Mitsubishi sẽ tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy

Thiếu hụt chip - Nissan, Suzuki và Mitsubishi sẽ tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy

VOV.VN - Việc thiếu hụt chip bán dẫn đang tiếp tục ảnh hưởng tới các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu và lần này tới lượt Nissan, Suzuki và Mitsubishi sẽ tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy vào tháng 6/2021.

Tình trạng thiếu hụt chip còn kéo dài
Tình trạng thiếu hụt chip còn kéo dài

Các chuyên gia từ Gartner cảnh báo tình trạng thiếu chip toàn cầu vẫn chưa kết thúc và trên thực tế có thể kéo dài thêm một thời gian nữa, có thể đến hết năm 2022.

Tình trạng thiếu hụt chip còn kéo dài

Tình trạng thiếu hụt chip còn kéo dài

Các chuyên gia từ Gartner cảnh báo tình trạng thiếu chip toàn cầu vẫn chưa kết thúc và trên thực tế có thể kéo dài thêm một thời gian nữa, có thể đến hết năm 2022.

Thiếu hụt chip Ford cắt giảm sản xuất tại Đức
Thiếu hụt chip Ford cắt giảm sản xuất tại Đức

VOV.VN - Ford và Volkswagen là 2 trong nhiều hãng xe trên thế giới đang gặp phải nhiều khó khăn vì vấn đề thiếu hụt chất bán dẫn do nhu cầu chip ngày một tăng cao.

Thiếu hụt chip Ford cắt giảm sản xuất tại Đức

Thiếu hụt chip Ford cắt giảm sản xuất tại Đức

VOV.VN - Ford và Volkswagen là 2 trong nhiều hãng xe trên thế giới đang gặp phải nhiều khó khăn vì vấn đề thiếu hụt chất bán dẫn do nhu cầu chip ngày một tăng cao.