Không đâu làm thương mại điện tử giống Việt Nam

VOV.VN - Khi làm thương mại điện tử, đáng lẽ phải phát triển online thì Việt Nam đi ngược xu thế, phát triển offline.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Tổng thư ký, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) tại Tp. Hồ Chí Minh – cho biết trong khi các quốc gia phát triển ngày càng chú trọng hơn vào ứng dụng công nghệ để phát triển online trong thương mại điện tử thì Việt Nam phải làm ngược lại, phát triển các giải pháp offline song song với online để đáp ứng nhu cầu người dùng.

Những giải pháp offline trong thương mại điện tử có thể kể đến như thu tiền tại nhà khi giao hàng (COD), hay thay vì thanh toán online hoàn toàn thì phải có các điểm bán hàng (POS) để khách hàng đến gửi tiền mặt,…

Từ trái qua: ông Nguyễn Ngọc Dũng (Vecom), ông Trần Đình Minh Anh (123pay), bà Lê Thị Thuột (Payoo)

Trong buổi giao lưu nhằm tạo một nhóm liên minh trong hoạt động thương mại điện tử do Haravan tổ chức tối 21/8/2015, ông Nguyễn Ngọc Dũng nói thêm: Thương mại điện tử tại Việt Nam không chú trọng đến vấn đề chốt đơn hàng trong khi các website bán hàng lớn của Mỹ đều có chính sách đổi trả hàng rõ ràng, phối hợp nhuần nhuyễn với đơn vị giao hàng. Ông Dũng lấy ví dụ trường hợp mua hàng qua mạng tại Việt Nam mà khách hàng đã trả tiền trước thì nhân viên giao hàng gọi khách với thái độ gắt gỏng, khi khách hàng bận không sắp xếp được thời gian lấy hàng thì nhân viên giao hàng liền trả hàng về công ty, không giao cho khách. Ngược lại, đối với những đơn hàng mà nhân viên giao hàng phải thu tiền tận nhà thì thái độ nhân viên lễ phép hơn, phải cố gắng sắp xếp thời gian phù hợp với khách hàng vì phải gặp mặt giao hàng cho khách mơi lấy được tiền. Ông Dũng cho rằng vấn đề chốt đơn hàng chính là một trong các vấn đề mấu chốt sẽ góp phần phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Có mặt tại buổi giao lưu, bà Lê Thị Thuột – Giám đốc kinh doanh cổng thanh toán Payoo – cho rằng có nhiều hạn chế khiến việc thanh toán online tại Việt Nam khó phát triển, như không nhiều người có thẻ ngân hàng, khách hàng khi mua hàng online bằng thẻ sợ bị lừa đánh cắp thông tin dẫn đến mất tiền trong thẻ, chất lượng hàng hóa khi đăng trên trang bán hàng không giống với hàng thực tế khi giao cho khách. Cũng như ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Dũng, bà Thuột cho biết Payoo có khó khăn nhất định khi triển khai cổng thanh toán online vì các lý do đã nói, nên Payoo đã triển khai các điểm thánh toán offline, cho phép khách hàng đến các cửa hàng tiện lợi, hoặc các đơn vị như Viễn Thông A, Thế Giới Di Động... để đóng tiền điện, truyền hình cáp... bằng tiền mặt.

Ông Trần Đình Minh Anh, đại diện cổng thanh toán 123Pay - là đối tác thanh toán qua mạng của Nguyễn Kim, rạp phim Galaxy, Nhóm Mua, Lazada, Zalora... - cho biết để thúc đẩy thanh toán online thì cần phát triển lòng tin của khách hàng. Trong đó, việc thanh toán cần nhanh chóng, an toàn, bảo đảm tính bảo mật; đối với người bán hàng cần có nguồn hàng chất lượng, mô tả hàng hóa rõ ràng, giao hàng đúng thời gian./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử lý 50 website vi phạm về thương mại điện tử
Xử lý 50 website vi phạm về thương mại điện tử

Các trường hợp vi phạm về thương mại điện tử chủ yếu thuộc lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng, giày dép, mỹ phẩm...

Xử lý 50 website vi phạm về thương mại điện tử

Xử lý 50 website vi phạm về thương mại điện tử

Các trường hợp vi phạm về thương mại điện tử chủ yếu thuộc lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng, giày dép, mỹ phẩm...

Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử lớn
Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử lớn

VOV.VN-Đây là nhận định của Kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC ) khi phân tích về triển vọng của thị trường thương mại điện tử.

Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử lớn

Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử lớn

VOV.VN-Đây là nhận định của Kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC ) khi phân tích về triển vọng của thị trường thương mại điện tử.

Facebook muốn thao túng thương mại điện tử toàn cầu
Facebook muốn thao túng thương mại điện tử toàn cầu

Người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ được, mất gì khi “nộp mạng” cho Facebook?

Facebook muốn thao túng thương mại điện tử toàn cầu

Facebook muốn thao túng thương mại điện tử toàn cầu

Người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ được, mất gì khi “nộp mạng” cho Facebook?

Tiềm năng lớn cho thương mại điện tử trên nền tảng di động
Tiềm năng lớn cho thương mại điện tử trên nền tảng di động

VOV.VN - Năm 2014 doanh thu bán lẻ từ thương mại điện tử đạt 2,97 tỷ USD tăng 35% so với 2013, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa.

Tiềm năng lớn cho thương mại điện tử trên nền tảng di động

Tiềm năng lớn cho thương mại điện tử trên nền tảng di động

VOV.VN - Năm 2014 doanh thu bán lẻ từ thương mại điện tử đạt 2,97 tỷ USD tăng 35% so với 2013, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa.

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng
Thương mại điện tử Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng

VOV.VN - Không dễ dàng để đẩy mạnh thương mại điện tử nếu không phát triển giao thông vận tải, kho bãi và dịch vụ liên quan.

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng

Thương mại điện tử Việt Nam phát triển chưa xứng với tiềm năng

VOV.VN - Không dễ dàng để đẩy mạnh thương mại điện tử nếu không phát triển giao thông vận tải, kho bãi và dịch vụ liên quan.