Tổng Kiểm toán: Nhiều doanh nghiệp không minh bạch thông tin đất đai

VOV.VN - Trước khi cổ phần hóa còn nhiều trường hợp chưa công khai minh bạch thông tin liên quan đến đất đai; sau cổ phần hóa còn sử dụng đất không đúng mục đích.

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc cho biết điều này khi báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII, chiều 16/9.

Đất còn để hoang hóa, bị lấn chiếm

Thực hiện Nghị quyết số 74/2018/QH14, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất trong và sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017 tại 63 tỉnh, thành phố.

Kết quả kiểm toán cho thấy cơ bản các doanh nghiệp đã chấp hành phương án sử dụng đất sau khi cổ phần hóa; các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo phương án sử dụng đất được duyệt khi cổ phần hóa hoặc phù hợp với mục đích chuyển đổi ban đầu khi được phê duyệt.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ, trước khi cổ phần hóa còn nhiều trường hợp không xây dựng phương án sử dụng đất; xây dựng, phê duyệt phương án không phù hợp với phương án sắp xếp xử lý nhà đất và quy hoạch sử dụng đất; chưa công khai minh bạch thông tin liên quan đến đất đai.

Sau cổ phần hóa còn sử dụng đất không đúng mục đích; để hoang hóa, bị tranh chấp, lấn chiếm; chậm hoàn thiện thủ tục pháp lý; giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá; chuyển đổi mục đích không phù hợp quy hoạch.

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu 577 tỷ đồng và xử lý tài chính khác 791 tỷ đồng; xử lý, xem xét thu hồi nếu đủ điều kiện theo quy định đối với 3 thửa đất và 7.591.427 m2 đất; kiến nghị các đơn vị có liên quan khắc phục, kiểm điểm, chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các hạn chế, tồn tại đã được chỉ rõ.

Điều chỉnh quy hoạch dự án đa số tăng số tầng

Cũng theo ông Hồ Đức Phớc, nội dung kiểm toán việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị là một trong những nội dung kiểm toán trọng tâm khi thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động kiểm toán năm 2020 được triển khai chậm hơn so với các năm trước nên đến nay nội dung này mới đang trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, kế hoạch kiểm toán năm 2021, KTNN tiếp tục tăng cường kiểm toán chuyên đề toàn ngành đối với nội dung này theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 82/2019/QH14.

Kết quả kiểm toán cho thấy, từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, công tác quản lý và sử dụng đất đã có những biến chuyển tích cực, chặt chẽ và hiệu quả hơn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội; nguồn thu về đất đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách và là một nguồn lực quan trọng cho phát triển.

Bên cạnh đó một số địa phương còn nhiều tồn tại, hạn chế như việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chưa sát nhu cầu, tình hình sử dụng đất thực tế nên phải điều chỉnh nhiều lần; phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch của các dự án đa số theo xu hướng tăng số tầng, vượt quá số tầng và chiều cao, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, giảm diện tích công cộng, cây xanh làm cho mật độ và số lượng dân số tăng, gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng.

Về công tác giao đất và xác định giá đất thì chủ yếu thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nên không xác định được giá thị trường. Giao đất không đúng đối tượng hoặc giao đất khi đã có ý kiến chỉ đạo tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án.../.

KTNN đã thực hiện kiểm toán Dự án Nhà máy sản xuất phân bón Diamon Photphat (DAP) số 2; Dự án Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước và Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình.

Kết quả kiểm toán đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án, trong đó KTNN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra làm rõ sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật (Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình), chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ một số dấu hiệu vi phạm để xử lý (Dự án Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước và Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiến nghị xây dựng biểu giá điện lấy ý kiến người dân
Kiến nghị xây dựng biểu giá điện lấy ý kiến người dân

VOV.VN - Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội kiến nghị xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch do thị trường quyết định; Xây dựng biểu giá điện lấy ý kiến người dân để lựa chọn phương án phù hợp.

Kiến nghị xây dựng biểu giá điện lấy ý kiến người dân

Kiến nghị xây dựng biểu giá điện lấy ý kiến người dân

VOV.VN - Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội kiến nghị xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch do thị trường quyết định; Xây dựng biểu giá điện lấy ý kiến người dân để lựa chọn phương án phù hợp.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Có nơi biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ"
Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Có nơi biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ"

VOV.VN - “Việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn. Có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...”

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Có nơi biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ"

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: "Có nơi biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ"

VOV.VN - “Việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn. Có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...”

“Biên chế do Chính phủ quản lý đã giảm 334.548 người”
“Biên chế do Chính phủ quản lý đã giảm 334.548 người”

VOV.VN - Chính phủ đã rà soát, điều chỉnh, xác định rõ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, cơ quan ngang Bộ; giảm tối đa cấp trung gian, thu gọn đầu mối, giảm biên chế, giảm số lượng lãnh đạo cấp phó.

“Biên chế do Chính phủ quản lý đã giảm 334.548 người”

“Biên chế do Chính phủ quản lý đã giảm 334.548 người”

VOV.VN - Chính phủ đã rà soát, điều chỉnh, xác định rõ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, cơ quan ngang Bộ; giảm tối đa cấp trung gian, thu gọn đầu mối, giảm biên chế, giảm số lượng lãnh đạo cấp phó.

Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá thêm về việc "giao Bộ nào quản lý sát hạch lái xe"
Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá thêm về việc "giao Bộ nào quản lý sát hạch lái xe"

VOV.VN - Về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, do còn ý kiến khác nhau về việc giao Bộ nào quản lý, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần đánh giá tổng kết thêm, như về bộ máy, chi phí,...

Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá thêm về việc "giao Bộ nào quản lý sát hạch lái xe"

Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá thêm về việc "giao Bộ nào quản lý sát hạch lái xe"

VOV.VN - Về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe, do còn ý kiến khác nhau về việc giao Bộ nào quản lý, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần đánh giá tổng kết thêm, như về bộ máy, chi phí,...