Các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện ở miệng

VOV.VN - Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh này cũng có thể xuất hiện trong miệng của bạn.

Bệnh tiểu đường loại 2 là một căn bệnh mạn tính khiến cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách. Quá nhiều đường lưu thông trong máu là do căn bệnh mạn tính này. Lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các vấn đề với hệ thống tuần hoàn, thần kinh và miễn dịch.

Các triệu chứng ở miệng cảnh báo bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 có thể nhẹ mà bạn thậm chí không nhận thấy. Bệnh tiểu đường có tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Kiểm soát lượng đường trong máu, đánh răng, dùng chỉ nha khoa và thăm khám nha sĩ thường xuyên đều có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về miệng liên quan đến tiểu đường. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường loại 2 xuất hiện ở miệng.

Polydipsia (Tăng khát)

Polydipsia là một thuật ngữ y học để chỉ tình trạng khát nước quá mức. Bạn có thể luôn cảm thấy khát nước hoặc khô miệng dai dẳng nếu mắc chứng Polydipsia. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao ở những người mắc bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng lên, thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn để thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, não khuyến khích bạn uống nhiều hơn để thay thế lượng chất lỏng mà cơ thể đang mất đi. Điều này gây ra cơn khát cấp tính có liên quan đến bệnh tiểu đường.

Khô miệng

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí PLOS One đã phân tích sự hiện diện của chứng xerostomia (khô miệng) ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Họ phát hiện, 49% bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu bị khô miệng từ trung bình đến nặng. Theo các nghiên cứu, cách tốt nhất để chống lại vấn đề khô miệng là uống nước. Ăn uống lành mạnh và nhai kẹo cao su cũng có thể hữu ích, nhưng tốt nhất hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước.

Mất nước

Tình trạng mất nước dễ xảy ra hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường vì lượng glucose trong máu tăng cao khiến cơ thể mất nước. Bệnh đái tháo nhạt, một loại bệnh tiểu đường không liên quan đến lượng đường cao trong máu, khiến bạn có nguy cơ bị mất nước. Khô miệng cũng là một dấu hiệu của tình trạng mất nước, bao gồm khát nước, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu và khô mắt. Các dấu hiệu của tình trạng mất nước nghiêm trọng bao gồm huyết áp thấp, mắt sâu, mệt mỏi, tim đập nhanh và cảm thấy khó chịu.

Thay đổi khẩu vị

Vị giác thay đổi có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bất thường về vị giác là phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Họ có thể bị chứng Dysgeusia, một chứng rối loạn vị giác tạo ra vị khó chịu, chua hoặc mặn trong miệng. Hơn nữa, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường gặp khó khăn trong việc thưởng thức các bữa ăn có đường. Do đó, độ mặn của bữa ăn có thể trở nên đáng chú ý hơn.

Nhiễm trùng miệng

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh tiểu đường khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Một bệnh nhiễm trùng nấm men được gọi là nấm miệng rất thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường (bệnh nấm Candida). Nấm men phát triển khi hàm lượng đường trong nước bọt cao, xuất hiện dưới dạng một lớp trắng trên lưỡi và bên trong má. Những người đeo răng giả dễ bị tình trạng này hơn, có thể để lại mùi vị kinh khủng trong miệng. Nếu bạn nghĩ mình bị bệnh nhiễm trùng miệng, hãy đến gặp nha sĩ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?

VOV.VN - Phụ nữ cần kiểm soát lượng đường trong máu ngay cả trước khi lập kế hoạch mang thai để tránh các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?

VOV.VN - Phụ nữ cần kiểm soát lượng đường trong máu ngay cả trước khi lập kế hoạch mang thai để tránh các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?
Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

VOV.VN - Những người mắc các bệnh nền nhất định như bệnh tiểu đường cần phải thận trọng trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đang gia tăng. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

Bệnh nhân tiểu đường có thể bảo vệ mình khỏi biến thể mới Omicron như thế nào?

VOV.VN - Những người mắc các bệnh nền nhất định như bệnh tiểu đường cần phải thận trọng trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 đang gia tăng. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia.

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm

VOV.VN - Đái tháo đường hay còn được gọi là tiểu đường thai kỳ không hiếm gặp ở các mẹ bầu, tuy nhiên, nếu mẹ nắm vững những nguyên tắc sau thì hoàn toàn có thể phòng tránh, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ và những việc mẹ cần làm

VOV.VN - Đái tháo đường hay còn được gọi là tiểu đường thai kỳ không hiếm gặp ở các mẹ bầu, tuy nhiên, nếu mẹ nắm vững những nguyên tắc sau thì hoàn toàn có thể phòng tránh, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Ngủ kém có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không?
Ngủ kém có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không?

VOV.VN - Theo chuyên gia, thiếu ngủ có thể giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol, dẫn đến kháng insulin và tăng lượng đường trong máu.

Ngủ kém có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không?

Ngủ kém có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không?

VOV.VN - Theo chuyên gia, thiếu ngủ có thể giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol, dẫn đến kháng insulin và tăng lượng đường trong máu.

Những loại biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường
Những loại biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

VOV.VN - Các triệu chứng của tăng đường huyết là đi tiểu nhiều, suy nhược, giảm cân, tăng cảm giác thèm ăn,...

Những loại biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Những loại biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

VOV.VN - Các triệu chứng của tăng đường huyết là đi tiểu nhiều, suy nhược, giảm cân, tăng cảm giác thèm ăn,...

5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em
5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em

VOV.VN - Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.

5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em

5 biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em

VOV.VN - Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 khởi phát ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.

Mệt mỏi xảy ra phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19
Mệt mỏi xảy ra phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19

VOV.VN - Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Diabetes & Metabolic Syndrome, mệt mỏi là triệu chứng COVID-19 phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh nền như bệnh tiểu đường loại 2.

Mệt mỏi xảy ra phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19

Mệt mỏi xảy ra phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường mắc COVID-19

VOV.VN - Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Diabetes & Metabolic Syndrome, mệt mỏi là triệu chứng COVID-19 phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh nền như bệnh tiểu đường loại 2.

Nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau khi mắc COVID-19
Nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau khi mắc COVID-19

VOV.VN - Một nhóm chuyên gia quốc tế về bệnh tiểu đường đã phát hiện bằng chứng mới cho thấy, mối liên quan 2 chiều giữa việc mắc COVID-19 với nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường.

Nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau khi mắc COVID-19

Nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường sau khi mắc COVID-19

VOV.VN - Một nhóm chuyên gia quốc tế về bệnh tiểu đường đã phát hiện bằng chứng mới cho thấy, mối liên quan 2 chiều giữa việc mắc COVID-19 với nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường.