Microchip giới thiệu hai dòng sản phẩm mới PIC18 Q10 và ATtiny1607
VOV.VN - PIC18 Q10 và ATtiny1607 với nhiều lõi ngoại vi độc lập (CIPs) giúp đơn giản hóa việc phát triển và cho phép phản hồi nhanh với các sự kiện hệ thống.
Điều khiển vòng kín (closed-loop) là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất do các hệ thống nhúng thực hiện trong các thiết bị từ máy bơm hồ bơi đến các bộ phận xử lý không khí. Những tiến bộ trong kiến trúc của hai dòng vi điều khiển (MCU) 8-bit PIC® và 8-bit AVR® đã giúp các thiết bị tối ưu hóa việc thực hiện điều khiển vòng kín, cho phép các hệ thống giảm tải cho Bộ xử lý trung tâm (CPU) để quản lý nhiều nhiệm vụ hơn và tiết kiệm điện năng.
Để giúp các nhà thiết kế tối đa hóa hiệu năng và hiệu suất trong các hệ thống này, Microchip Technology Inc. đã giới thiệu hai dòng sản phẩm mới PIC18 Q10 và ATtiny1607, với nhiều lõi ngoại vi độc lập (CIPs) giúp đơn giản hóa việc phát triển và cho phép phản hồi nhanh với các sự kiện hệ thống.
ATtiny1607 mới được tối ưu hóa cho các hệ thống điều khiển vòng kín trong không gian hẹp như các dụng cụ cầm tay hay điều khiển từ xa. |
Một lợi thế quan trọng, lý tưởng của việc sử dụng PIC18 Q10 và ATtiny1607 MCUs cho các ứng dụng sử dụng điều khiển vòng kín là các CIP quản lý các nhiệm vụ một cách độc lập và giảm khối lượng xử lý cho CPU. Các nhà thiết kế hệ thống cũng có thể tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa các nỗ lực thiết kế với các CIP dựa trên lõi phần cứng, làm giảm đáng kể khối lượng phần mềm cần phải viết và kiểm định.
Cả hai dòng sản phẩm đều có chức năng bảo mật và vận hành ở mức điện áp lên tới 5V, tăng khả năng chống nhiễu và cho phép tương thích với hầu hết các cảm biến số (digital sensors) và ngõ ra tương tự (analog output).
Có kích thước đóng gói QFN nhỏ gọn 3 x 3 mm 20-pin, dòng sản phẩm ATtiny1607 mới được tối ưu hóa cho các hệ thống điều khiển vòng kín trong không gian hẹp như các dụng cụ cầm tay hay điều khiển từ xa.
Bên cạnh đó, bộ vi điều khiển cũng tích hợp các Bộ chuyển đổi Analog-to-Digital tốc độ cao (high-speed Analog-to-Digital Converter), cho phép chuyển đổi nhanh hơn các tín hiệu analog tạo ra phản ứng hệ thống tất định; bộ vi điều khiển còn có bộ dao động với độ chính xác cao hơn, cho phép các nhà thiết kế giảm thiểu các linh kiện bên ngoài và tiết kiệm chi phí.
Một trong số các CIP tích hợp bên trong dòng vi điều khiển PIC18 Q10 là thiết bị phát sóng bổ sung (Complementary Waveform Generator - CWG), giúp đơn giản hóa các thiết kế chuyển mạch phức tạp, và một Bộ chuyển đổi Analog-to-Digital tích hợp (Analog-to-Digital Converter with Computation - ADC2) thực hiện các tính toán nâng cao và lọc dữ liệu trong phần cứng mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ phần lõi của bộ vi điều khiển. Những CIP này cho phép CPU thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn, chẳng hạn như các bộ điều khiển Giao diện giữa người với máy (HMI) mà vẫn duy trì ở chế độ tiêu thụ năng lượng thấp để tiết kiệm năng lượng cho tới khi cần bộ vi điều khiển xử lý.
Ông Steve Drehobl, Phó Chủ tịch bộ phận kinh doanh MCU 8-bit của Microchip cho biết: “Chúng tôi tiếp tục nhận thấy nhu cầu tăng cao đối với các bộ vi điều khiển PIC và AVR linh hoạt trong tất cả các loại ứng dụng điều khiển nhúng. Bằng cách tập trung vào những thách thức mà các nhà thiết kế hệ thống điều khiển vòng kín gặp phải, với các dòng sản phẩm PIC10 Q10 và ATtiny1607, chúng tôi đã cung cấp cho họ các sản phẩm rất dễ sử dụng, có hiệu suất chưa từng có"./.
Microchip ra công cụ mới hỗ trợ gỡ lỗi và lập trình chi phí thấp