Mỹ, Israel lập đội đặc nhiệm đối phó tấn công mạng đòi tiền chuộc

Báo cáo mới đây của Bộ Tài chính Mỹ cho biết chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, tổng số tiền các nạn nhân phải trả liên quan đến các vụ tống tiền bằng mã độc đã lên tới 590 triệu USD.

Các cơ quan chức năng của Mỹ và Israel đã nhất trí thành lập một đơn vị đặc nhiệm chung chống nạn tấn công mạng bằng mã độc tống tiền (ransomware).

Trong thông báo ngày 14/11, Bộ Tài chính Mỹ cho biết lực lượng đặc nhiệm sẽ xây dựng một bản ghi nhớ về việc chia sẻ thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính, trong đó có các quy định về an ninh mạng và thông tin tình báo về các mối đe dọa.

Chương trình hợp tác này được thống nhất trong cuộc họp giữa Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo với Bộ trưởng Tài chính Israel Avigdor Lieberman và Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh mạng quốc gia Israel Yigal Unna.

Đây được coi là biện pháp tiếp theo của cơ quan an ninh Mỹ trong đối phó với vấn nạn tấn công mạng bằng mã độc đòi tiền chuộc. 

Cũng trong ngày 14/11, Mỹ và Israel đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm mở rộng hơn nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ tài chính và an ninh mạng.

Tháng 10 vừa qua, Mỹ đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến thảo luận vấn đề an ninh mạng với Liên minh châu Âu (EU) và hơn 30 nước, trong đó có Israel.

Sau đó, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Adeyemo đã đề nghị hợp tác quốc tế để cùng giải quyết các thách thức an ninh mạng, trong đó có hình thức tấn công mạng bằng mã độc  đòi tiền chuộc đang "nở rộ" này.

Ở hình thức tấn công này, tin tặc tìm cách đưa mã độc xâm nhập hệ thống mạng của một công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp để mã hóa các thông tin dữ liệu trong đó, sau đó chúng đòi một khoản tiền chuộc để "mở khóa" các thông tin này.

Báo cáo mới đây của Bộ Tài chính Mỹ cho biết chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, tổng số tiền các nạn nhân phải trả liên quan đến các vụ tống tiền bằng mã độc đã lên tới 590 triệu USD.

Số tiền trên cao hơn 42% số tiền mà các doanh nghiệp, tổ chức đã trả cho tin tặc trong cả năm 2020 (khoảng 416 triệu USD) và có những chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy số tiền thực tế có thể lên tới hàng tỷ USD.

Báo cáo cho rằng nếu xu hướng hiện nay vẫn duy trì, số tiền mà tin tặc có được trong năm 2021 có thể cao hơn tổng số tiền trong các vụ tấn công của 10 năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

DOJ cáo buộc hacker Ukraine sử dụng ransomware Revil tấn công Kaseya
DOJ cáo buộc hacker Ukraine sử dụng ransomware Revil tấn công Kaseya

VOV.VN - Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã có những cáo buộc đối với một công dân Ukraine đứng sau một ransomware tấn công vào công ty phần mềm Kaseya trong tháng 7 năm nay.

DOJ cáo buộc hacker Ukraine sử dụng ransomware Revil tấn công Kaseya

DOJ cáo buộc hacker Ukraine sử dụng ransomware Revil tấn công Kaseya

VOV.VN - Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã có những cáo buộc đối với một công dân Ukraine đứng sau một ransomware tấn công vào công ty phần mềm Kaseya trong tháng 7 năm nay.

Mã độc tống tiền Ransomware tăng 200% tại Việt Nam
Mã độc tống tiền Ransomware tăng 200% tại Việt Nam

VOV.VN - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tổ chức doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam và toàn thế giới phải đối mặt với nhiều nguy cơ như mã độc tống tiền (ransomware) hay email lừa đảo (phishing).

Mã độc tống tiền Ransomware tăng 200% tại Việt Nam

Mã độc tống tiền Ransomware tăng 200% tại Việt Nam

VOV.VN - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tổ chức doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam và toàn thế giới phải đối mặt với nhiều nguy cơ như mã độc tống tiền (ransomware) hay email lừa đảo (phishing).

Ransomware tấn công Gigabyte, tiết lộ tài liệu mật của Intel, AMD
Ransomware tấn công Gigabyte, tiết lộ tài liệu mật của Intel, AMD

VOV.VN - Nhà sản xuất phần cứng có trụ sở tại Đài Loan, Gigabyte, được ghi nhận vừa trở thành nạn nhân mới nhất của cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware).

Ransomware tấn công Gigabyte, tiết lộ tài liệu mật của Intel, AMD

Ransomware tấn công Gigabyte, tiết lộ tài liệu mật của Intel, AMD

VOV.VN - Nhà sản xuất phần cứng có trụ sở tại Đài Loan, Gigabyte, được ghi nhận vừa trở thành nạn nhân mới nhất của cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware).