Mỹ nghiên cứu dùng tâm trí điều khiển cánh tay robot

VOV.VN - Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố trên tạp chí “Khoa học” (Science) công nghệ giao diện não - máy tính (BCI) đầu tiên trên thế giới cho phép một bệnh nhân bị liệt tứ chi có thể chỉ cần sử dụng tâm trí để điều khiển cánh tay robot từ xa.

Công nghệ mới này sử dụng các điện cực cấy vào vỏ não, thông qua sự trợ giúp của máy tính, có thể phân tích, giải mã các tín hiệu về thị giác hay cử động, hướng tới đạt được sự tương tác nhất định giữa con người với máy móc, thiết bị trợ giúp như cánh tay robot.

Anh Nathan Copeland, 34 tuổi, bị chấn thương tủy sống nghiêm trọng và bị liệt tứ chi sau một vụ tai nạn ô-tô vào năm 2004. Người đàn ông này sau đó đã tình nguyện tham gia dự án nghiên cứu công nghệ BCI kể trên và trải qua cuộc đại phẫu để cấy các điện cực siêu nhỏ vào não.

Anh này chia sẻ: "Tôi đã được cấy điện cực vào vỏ não, theo các nhà khoa học, là để có thể kích thích trực tiếp vào não bộ của tôi. Sau khi tham gia thử nghiệm, bản thân tôi có cảm giác rõ ràng như thể tôi đang điều khiển bàn tay thật của mình vậy".

Tổng cộng 88 điện cực có chiều rộng chỉ tương đương sợi tóc được sắp xếp tựa như những chiếc lược chải đầu nhỏ được cấy vào vùng vỏ não người liệt tứ chi với mục đích điều khiển chức năng vận động tay chân giả của họ chỉ bằng tâm trí. Trên thế giới chỉ có chưa đến 30 người đã được cấy ghép các điện cực siêu nhỏ vào não.

Đối với trường hợp của anh Nathan Copeland, người này được cấy một bộ điện cực đặc biệt kết nối với vùng vỏ não điều khiển xúc giác. Sau khi tham gia thử nghiệm, Nathan Copeland đã bước đầu cảm nhận được những hiệu quả rõ rệt từ công nghệ mới BCI. Vào thời gian rảnh rỗi gần đây, Nathan Copeland có thể tự mình học vẽ trên máy tính bảng hay thậm chí là chơi trò chơi điện tử.

Nathan Copeland có thể làm những điều này hoàn toàn bằng cách sử dụng tâm trí của mình gửi tín hiệu trực tiếp đến máy tính, mà không cần dùng đến tay thật để bấm nút như cách một thường thông thường vẫn làm. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục đi sâu vào công trình nghiên cứu công nghệ BCI với hy vọng giúp thêm nhiều người kém may mắn như anh Nathan Copeland./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tự chủ về công nghệ, phấn đấu vượt Mỹ vào năm 2035
Trung Quốc tự chủ về công nghệ, phấn đấu vượt Mỹ vào năm 2035

VOV.VN - Trong một bài phát biểu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các ngành khoa học và công nghệ trong nước tập trung hơn vào việc trở nên tự chủ.

Trung Quốc tự chủ về công nghệ, phấn đấu vượt Mỹ vào năm 2035

Trung Quốc tự chủ về công nghệ, phấn đấu vượt Mỹ vào năm 2035

VOV.VN - Trong một bài phát biểu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các ngành khoa học và công nghệ trong nước tập trung hơn vào việc trở nên tự chủ.

Cảnh giác với tiền ảo mang danh nghệ sĩ Hoài Linh, doanh nhân Phương Hằng
Cảnh giác với tiền ảo mang danh nghệ sĩ Hoài Linh, doanh nhân Phương Hằng

Cùng với sự kiện livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng gần đây, các đồng tiền ảo ‘meme’ ăn theo những nhân vật liên quan đã mọc lên như nấm.

Cảnh giác với tiền ảo mang danh nghệ sĩ Hoài Linh, doanh nhân Phương Hằng

Cảnh giác với tiền ảo mang danh nghệ sĩ Hoài Linh, doanh nhân Phương Hằng

Cùng với sự kiện livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng gần đây, các đồng tiền ảo ‘meme’ ăn theo những nhân vật liên quan đã mọc lên như nấm.

Bị kết án tù vì cài đặt và sử dụng Windows không có bản quyền
Bị kết án tù vì cài đặt và sử dụng Windows không có bản quyền

Một người phụ nữ Tây Ban Nha đã bị kết án 6 tháng tù và phải bồi thường số tiền 3.600 Euro vì cài đặt và sử dụng hệ điều hành Windows cũng như phần mềm Microsoft Office lậu.

Bị kết án tù vì cài đặt và sử dụng Windows không có bản quyền

Bị kết án tù vì cài đặt và sử dụng Windows không có bản quyền

Một người phụ nữ Tây Ban Nha đã bị kết án 6 tháng tù và phải bồi thường số tiền 3.600 Euro vì cài đặt và sử dụng hệ điều hành Windows cũng như phần mềm Microsoft Office lậu.