Mỹ siết chặt kiểm soát đối với các vụ thâu tóm của Big Tech

Ủy viên Rebecca Slaughter của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cho rằng, các nhà quản lý cần có cái nhìn tổng thể hơn, và việc xem xét từng vụ mua bán sáp nhập là không đủ.

Các nhà quản lý chống độc quyền của Mỹ ngày 15/9 cảnh báo rằng họ sẽ giám sát kỹ hơn các vụ thâu tóm quy mô nhỏ hơn của những “gã khổng lồ” công nghệ (Big Tech), động thái mới trong nỗ lực hạn chế sự thống trị của các tập đoàn này.

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho biết, Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Apple, Facebook và Microsoft đã thực hiện hàng trăm thương vụ mua bán trong những năm gần đây.

Ủy viên Rebecca Slaughter của FTC cho rằng, các nhà quản lý cần có cái nhìn tổng thể hơn, và việc xem xét từng vụ mua bán sáp nhập là không đủ.

Bà nói: "Tôi nghĩ việc mua lại hàng loạt của các công ty công nghệ lớn giống với chiến lược Pac-Man: từng vụ sáp nhập riêng lẻ, được nhìn nhận một cách độc lập, dường như không có tác động đáng kể. Song  hàng trăm thương vụ mua lại nhỏ lẻ có thể tạo nên một công ty độc quyền kếch xù."

Một nghiên cứu được đưa ra vào tháng 2/2020 về hơn 600 thương vụ mua lại của những đại gia công nghệ từ năm 2010-2019 đã khiến FTC quan tâm tới vấn đề này.

Việc bổ sung vào FTC và Bộ Tư pháp Mỹ vào thành phần nòng cốt trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã báo hiệu việc tăng cường thực thi chống độc quyền của Chính phủ, trong bối cảnh một số người kêu gọi giải tán một số công ty Big Tech lớn nhất và thành công nhất.

FTC đã đệ đơn kiện Facebook, cáo buộc rằng họ đã sử dụng "thương vụ mua lại chống cạnh tranh" các đối thủ tiềm năng như Instagram và WhatsApp để bảo vệ sự thống trị của mình.

Ngoài ra, bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang làm việc với FTC để xem xét cẩn thận các hướng dẫn về "sáp nhập có hại", chẳng hạn như các công ty lớn “nuốt chửng” các nhà kinh doanh nhỏ trên thị trường.

Chủ tịch FTC, Lina Khan, lưu ý rằng: “Việc các công ty Big Tech đã dành nguồn lực to lớn cho các thương vụ mua lại phần lớn “nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết để kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu mua bán sáp nhập và xác định các điều khoản của FTC có thể đã tạo ra các kẽ hở, cho phép các giao dịch diễn ra dưới tầm quan sát"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Big Tech chi nhiều tiền nhất cho vận động hành lang châu Âu
Big Tech chi nhiều tiền nhất cho vận động hành lang châu Âu

Một nghiên cứu mới chỉ rằng Alphabet (công ty mẹ Google), Facebook và Microsoft nằm trong nhóm những công ty chi nhiều tiền nhất cho công tác vận động hành lang ở châu Âu.

Big Tech chi nhiều tiền nhất cho vận động hành lang châu Âu

Big Tech chi nhiều tiền nhất cho vận động hành lang châu Âu

Một nghiên cứu mới chỉ rằng Alphabet (công ty mẹ Google), Facebook và Microsoft nằm trong nhóm những công ty chi nhiều tiền nhất cho công tác vận động hành lang ở châu Âu.

Ông Joe Biden sẵn sàng ký lệnh hành pháp nhắm vào Big Tech
Ông Joe Biden sẵn sàng ký lệnh hành pháp nhắm vào Big Tech

VOV.VN - Nhà Trắng vừa xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định ký một lệnh hành pháp gần như chỉ tập trung vào ngành công nghệ, đặc biệt là Big Tech.

Ông Joe Biden sẵn sàng ký lệnh hành pháp nhắm vào Big Tech

Ông Joe Biden sẵn sàng ký lệnh hành pháp nhắm vào Big Tech

VOV.VN - Nhà Trắng vừa xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định ký một lệnh hành pháp gần như chỉ tập trung vào ngành công nghệ, đặc biệt là Big Tech.

Big Tech chuẩn bị cho cuộc chiến lớn với chính phủ Ấn Độ
Big Tech chuẩn bị cho cuộc chiến lớn với chính phủ Ấn Độ

Ấn Độ ngày càng tỏ ra quyết đoán trong kiểm soát truyền thông trực tuyến, thách thức hoạt động của Twitter, Facebook và đe dọa thiết lập một tiền lệ có thể vượt xa biên giới nước này.

Big Tech chuẩn bị cho cuộc chiến lớn với chính phủ Ấn Độ

Big Tech chuẩn bị cho cuộc chiến lớn với chính phủ Ấn Độ

Ấn Độ ngày càng tỏ ra quyết đoán trong kiểm soát truyền thông trực tuyến, thách thức hoạt động của Twitter, Facebook và đe dọa thiết lập một tiền lệ có thể vượt xa biên giới nước này.