Nữ giáo sư 32 tuổi sắp thành “cơn ác mộng” của Big Tech

Nhà Trắng vừa bổ nhiệm bà Lina Khan, Giáo sư Luật của Đại học Luật Columbia, làm Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), báo hiệu tương lai không êm ả với các hãng công nghệ lớn.

Bà Lina Khan tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch FTC hôm 15/6. Ở tuổi 32, bà Khan là ủy viên trẻ nhất từng có tại FTC, chưa kể lại là người dẫn dắt cơ quan này. Với chức vụ Chủ tịch, bà Khan có quyền chỉ đạo hướng đi của FTC, một trong hai cơ quan thi hành chống độc quyền tại Mỹ, bên cạnh Bộ Tư pháp. FTC bao gồm 5 ủy viên, có trách nhiệm bỏ phiếu về các vấn đề hành pháp, mỗi đảng không được có nhiều hơn 3 ủy viên.

Theo truyền thông địa phương, sự xuất hiện của bà Khan báo hiệu tương lai không mấy êm ả đối với Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft. Nó cũng cho thấy mong muốn của lưỡng đảng trong việc áp đặt nhiều quy định hơn cho Big Tech.

Bà Khan nổi tiếng sau khi viết báo cáo “Nghịch lý chống độc quyền của Amazon” năm 2017 khi còn là sinh viên tại trường luật. Báo cáo đề xuất sử dụng một khuôn khổ khác biệt để đánh giá tác hại đến cạnh tranh thay vì tiêu chuẩn dành cho người tiêu dùng thông thường. Tiêu chuẩn hiện nay xác định vi phạm luật chống độc quyền dựa trên tác hại đến người dùng, thường được đo lường bằng giá cả.

Tuy nhiên, bà Khan tranh luận tiêu chuẩn đó sẽ bỏ lỡ những tác hại đáng kể đến kinh tế hiện đại, chẳng hạn một công ty định giá thấp trong ngắn hạn nhưng đổi lấy thị phần gia tăng nhanh chóng. Bà cũng cho rằng việc vừa sở hữu vừa bán hàng trên một chợ điện tử như Amazon, cho phép doanh nghiệp khai thác thông tin trong hệ sinh thái để phá hoại cạnh tranh.

Nhờ báo cáo nói trên, bà Khan nhanh chóng trở thành cái tên được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực chống độc quyền. Bà tham gia vào tiểu ban Tư pháp Hạ viện để điều tra Amazon, Apple, Facebook và Google, giúp tổng hợp báo cáo từ Đảng Dân chủ về quyền lực thị trường mà mỗi công ty đang nắm giữ.

Báo cáo của bà gợi ý cải cách lập pháp để phục hồi cạnh tranh trên thị trường kỹ thuật số. Tuần trước, tiểu ban đã giới thiệu một số đề xuất. Bà Khan đặc biệt nhằm vào Google trong báo cáo của Đảng Dân chủ. Công ty đang bị Bộ Tư pháp và vài bang ở Mỹ kiện độc quyền.

Bà Khan được giao trách nhiệm bỏ phiếu những vấn đề hành pháp trong lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Đồng nghĩa bà phải giải quyết các câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp có bảo vệ hiệu quả dữ liệu của khách hàng không, hay khiến họ nhầm lẫn vì các chiêu tiếp thị lừa đảo. Bà cũng có thể bỏ phiếu để kiện chống độc quyền với  những hãng công nghệ lớn mà bà từng điều tra.

Gần đây, bà Khan giảng dạy chống độc quyền tại Đại học Luật Columbia. Trước đó, bà là Giám đốc pháp lý của tổ chức chống độc quyền Open Markets Institute./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?
Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?

Các nước G7 nhất trí ủng hộ đánh thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15% nhằm ngăn chặn những công ty đa quốc gia như Amazon, Facebook, Apple trốn thuế.

Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?

Thỏa thuận thuế lịch sử của G7 ảnh hưởng thế nào đến Big Tech?

Các nước G7 nhất trí ủng hộ đánh thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15% nhằm ngăn chặn những công ty đa quốc gia như Amazon, Facebook, Apple trốn thuế.

Alibaba dính án phạt chưa từng có và câu chuyện kiểm soát “big tech”
Alibaba dính án phạt chưa từng có và câu chuyện kiểm soát “big tech”

VOV.VN - Chính quyền Trung Quốc vừa giáng án phạt kỷ lục hơn 18 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,8 tỷ USD) với Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba.

Alibaba dính án phạt chưa từng có và câu chuyện kiểm soát “big tech”

Alibaba dính án phạt chưa từng có và câu chuyện kiểm soát “big tech”

VOV.VN - Chính quyền Trung Quốc vừa giáng án phạt kỷ lục hơn 18 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,8 tỷ USD) với Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba.

Mỹ siết chặt chống độc quyền, Big Tech có thể bị cấm mua lại công ty
Mỹ siết chặt chống độc quyền, Big Tech có thể bị cấm mua lại công ty

VOV.VN - Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley vừa đưa ra một đề xuất nhằm cấm các công ty có giá trị thị trường hơn 100 tỷ USD tiến hành mua bán và sáp nhập các công ty khác.

Mỹ siết chặt chống độc quyền, Big Tech có thể bị cấm mua lại công ty

Mỹ siết chặt chống độc quyền, Big Tech có thể bị cấm mua lại công ty

VOV.VN - Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley vừa đưa ra một đề xuất nhằm cấm các công ty có giá trị thị trường hơn 100 tỷ USD tiến hành mua bán và sáp nhập các công ty khác.