Ransomware tấn công một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ

VOV.VN - Báo cáo mới đến từ Bloomberg cho biết một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất của Mỹ là CNA Financial đã chấp nhận trả cho hacker số tiền 40 triệu USD để lấy lại dữ liệu sau khi bị ransomware tấn công.

Theo báo cáo, các tin tặc đã yêu cầu CNA Financial chi trả khoản tiền chuộc cho những tài liệu được mã hóa là 60 triệu USD, tuy nhiên sau khoản một tuần đàm phán, công ty bảo hiểm của Mỹ đã giảm số tiền chuộc xuống còn 40 triệu USD.

Nếu con số 40 triệu USD là chính xác, khoản thanh toán của CNA Financial được xếp hạng là một trong những khoản thanh toán ransomware cao nhất từ trước đến nay. Trước đó, các nhóm ransomware đã đưa ra yêu cầu tiền chuộc trị giá 50 triệu USD đối với Apple và Acer cho các dữ liệu mà chúng lấy cắp được. Trong khi Apple đã thẳng thừng từ chối cung cấp khoản tiền chuộc thì đến nay vẫn chưa rõ liệu Acer có chấp nhận yêu cầu của tin tặc hay không.

Các tập đoàn và công ty lớn đang trở thành mục tiêu mà các nhóm tin tặc ransomware hướng đến trong thời gian qua, nơi tin tặc hy vọng kiếm được khoản tiền chuộc lớn cho các dữ liệu quý giá mà chúng lấy được. Vào tuần trước, Colonial Pipeline đã chấp nhận trả 4,4 triệu USD tiền chuộc cho tin tặc. Mặc dù con số đó không đáng kinh ngạc như yêu cầu đối với CNA Financial nhưng vẫn cao hơn nhiều so với yêu cầu trung bình mà các nhóm ransomware đưa ra đối với các doanh nghiệp Mỹ trong năm 2020.

Các cơ quan thực thi pháp luật khuyến cáo doanh nghiệp bị tấn công ransomware không nên trả tiền chuộc và nói rằng điều đó sẽ khuyến khích tin tặc tiếp tục yêu cầu các khoản tiền ngày càng cao. Về phần mình, CNA Financial cho biết với Bloomberg rằng họ sẽ không bình luận về khoản tiền chuộc, nhưng họ đã “tuân theo tất cả các luật, quy định và hướng dẫn đã xuất bản, bao gồm hướng dẫn về ransomware năm 2020 của OFAC, trong việc xử lý vấn đề này”. Cũng theo CNA Financial cho biết, họ tin rằng dữ liệu của các bên tham gia chương trình bảo hiểm của họ không bị ảnh hưởng.

Theo Bloomberg, ransomware trong cuộc tấn công có tên Hades đã khóa hệ thống Phoenix Locker của CNA Financial. Hades là sản phẩm của nhóm tin tặc Mr. Robot, một chi nhánh Evil Corp đến từ Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm hàng loạt hệ thống bị phần mềm Ransomware tấn công
Thêm hàng loạt hệ thống bị phần mềm Ransomware tấn công

VOV.VN - Mới đây, nhiều cơ quan đã cùng đưa ra cáo buộc nhóm DarkSide, được cho có hoạt động tại Nga đã sử dụng phần mềm độc hại Ransomware để tấn công vào mạng lưới của các công ty công nghệ.

Thêm hàng loạt hệ thống bị phần mềm Ransomware tấn công

Thêm hàng loạt hệ thống bị phần mềm Ransomware tấn công

VOV.VN - Mới đây, nhiều cơ quan đã cùng đưa ra cáo buộc nhóm DarkSide, được cho có hoạt động tại Nga đã sử dụng phần mềm độc hại Ransomware để tấn công vào mạng lưới của các công ty công nghệ.

Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm chống ransomware
Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm chống ransomware

VOV.VN - Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm mới chuyên xử lý tận gốc và ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng của ransomware (mã độc tống tiền).

Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm chống ransomware

Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm chống ransomware

VOV.VN - Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm mới chuyên xử lý tận gốc và ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng của ransomware (mã độc tống tiền).

Apple trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc tấn công ransomware đòi tiền chuộc khủng
Apple trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc tấn công ransomware đòi tiền chuộc khủng

VOV.VN - Một nhóm tin tặc tuyên bố đã đánh cắp bản thiết kế một số sản phẩm của Apple và nói rằng họ sẽ công bố tài liệu trừ khi gã khổng lồ công nghệ trả một khoản tiền chuộc khổng lồ.

Apple trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc tấn công ransomware đòi tiền chuộc khủng

Apple trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc tấn công ransomware đòi tiền chuộc khủng

VOV.VN - Một nhóm tin tặc tuyên bố đã đánh cắp bản thiết kế một số sản phẩm của Apple và nói rằng họ sẽ công bố tài liệu trừ khi gã khổng lồ công nghệ trả một khoản tiền chuộc khổng lồ.