Tứ “đại gia” công nghệ điều trần về hành vi độc quyền

VOV.VN - Ngày 29/7 (giờ Mỹ), tứ “đại gia” công nghệ gồm Amazon, Apple, Google và Facebook phải điều trần trước Hạ viện Mỹ về hành vi độc quyền.

Theo Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, Giám đốc điều hành (CEO) của 4 “đại gia” công nghệ này tham gia phiên điều trần, sẽ giúp hoàn tất cuộc điều tra về các cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Tiểu ban chống độc quyền, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành phiên điều trần với 4 CEO gồm Jeff Bezos (Amazon), Tim Cook (Apple), Sundar Pichai (Google) và Mark Zuckerberg (Facebook) dưới hình thức trực tuyến.

Dieu tran big 4.jpg

Tim Cook của Apple, Mark Zuckerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google và Jeff Bezos của Amazon sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. (Ảnh: 9to5Mac)

Lần đầu tiên cho “Big Four”

Phiên điều trần đánh dấu lần đầu tiên CEO của cả 4 tập đoàn công nghệ lớn và nổi tiếng nhất của Mỹ cùng xuất hiện trước Quốc hội nước này. Từ tháng 6/2019, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ mở cuộc điều tra về hành vi độc quyền nhằm vào Amazon, Apple, Google và Facebook. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ cũng đang điều tra các nền tảng của “bộ tứ” quyền lực thế giới công nghệ này.

Ngoại trừ tỷ phú Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Amazon, cả ba CEO còn lại đều đã từng phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Mark Zuckerberg của Facebook đã phải trả lời các câu hỏi về tiền kỹ thuật số Libra và bê bối Cambridge Analytica. Sundar Pichai của Google điều trần vào năm 2018 về các cáo buộc liên quan đến nội dung trên Google, trong khi Tim Cook của Apple phải điều trần về việc Apple thanh toán thuế.

Hiện đại diện của cả bốn công ty đều từ chối hoặc không trả lời yêu cầu bình luận liên quan tới việc giám đốc điều hành ra điều trần trước quốc hội. Tuy nhiên, việc cả 4 CEO tham gia điều trần được coi là một động thái nhượng bộ đáng kể bởi trước đó, nhóm “tứ đại gia công nghệ” này từng tỏ dấu hiệu không muốn cử CEO tới cuộc điều trần dù Hạ nghị sĩ Cicilline - người đứng đầu Tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện Mỹ - tuyên bố sẽ xin trát tòa để triệu tập Mark Zuckerberg, Sundar Pichai, Jeff Bezos và Tim Cook.

Cuộc điều trần “làm gì được” tứ đại gia công nghệ?

Bốn CEO được dự đoán có thể sẽ phải đối mặt với một loạt câu hỏi hóc búa từ các nghị sĩ Mỹ trong bối cảnh Tiểu ban chống độc quyền thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang nỗ lực chống lại tình trạng độc quyền tại thị trường công nghệ.

dieu_tran_big_4-2.png

4 tập đoàn công nghệ lớn (Big Four) chiếm tới 5.000 tỷ USD nền kinh tế Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Theo The Washington Post, 4 tập đoàn công nghệ lớn này chiếm tới 5.000 tỷ USD nền kinh tế Mỹ và với 1,3 triệu tài liệu mà các nhà lập pháp thu thập được cho thấy những “ông lớn” này đã bỏ qua luật cạnh tranh liên bang, gây tổn hại không nhỏ cho thị trường cạnh tranh, người tiêu dùng và nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, tờ The Washinton Post cũng đánh giá, với một Quốc hội Mỹ đang có nhiều bất đồng, không dễ buộc “big four” nhận trách nhiệm và đứng ra khắc phục các sai lầm trong quá khứ.

Bốn “gã khổng lồ” công nghệ đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của Mỹ. Hàng loạt ứng dụng kỹ thuật số đã giúp mọi người (không chỉ Mỹ và trên toàn thế giới) giao tiếp, mua sắm và đi lại dễ dàng hơn bao giờ hết.

Thế nhưng kèm với những lợi ích, thực tế đã cho thấy lượng dữ liệu khổng lồ những công ty này thu thập có thể gây nguy hiểm đối với quyền riêng tư của người dùng; Dịch vụ “big four” cung cấp có thể gây hại cho chính những người dùng, với rộng hơn là cả vấn đề an ninh kinh tế - xã hội của cả một quốc gia.

Cuộc điều trần và điều tra của Hạ viện Mỹ tuy không nhằm thực thi pháp luật với nhóm tứ đại gia công nghệ nhưng sẽ là sự trợ giúp lớn cho các cuộc điều tra của cơ quan quản lý bang và liên bang.

Theo Reuters, Bộ Tư pháp Mỹ được cho là sẽ tiến hành một vụ kiện nhằm vào Google liên quan đến những cáo buộc vi phạm luật cạnh tranh, trong khi Ủy ban Thương mại Liên bang đang điều tra Facebook. Facebook và Google hiện cũng đang phải đối mặt với các cuộc điều tra tại gần 50 bang ở Mỹ. Trong khi đó, Apple và Amazon cũng đang phải đối mặt với sự giám sát chống độc quyền từ các lực lượng thực thi pháp luật ở cả trong và ngoài nước Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ điều tra chống độc quyền với Google
Ấn Độ điều tra chống độc quyền với Google

VOV.VN - Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ vừa yêu cầu điều tra đối Google với cáo buộc sử dụng hệ điều hành di động Android của hãng để chặn các đối thủ cạnh tranh.

Ấn Độ điều tra chống độc quyền với Google

Ấn Độ điều tra chống độc quyền với Google

VOV.VN - Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ vừa yêu cầu điều tra đối Google với cáo buộc sử dụng hệ điều hành di động Android của hãng để chặn các đối thủ cạnh tranh.

Google đã đối phó với án phạt vi phạm độc quyền như thế nào?
Google đã đối phó với án phạt vi phạm độc quyền như thế nào?

Bị buộc tội độc quyền và chèn ép các đối thủ khác tại thị trường châu Âu, Google đã phải nhận án phạt 2,8 tỉ USD và cam kết sẽ có biện pháp thay đổi. 

Google đã đối phó với án phạt vi phạm độc quyền như thế nào?

Google đã đối phó với án phạt vi phạm độc quyền như thế nào?

Bị buộc tội độc quyền và chèn ép các đối thủ khác tại thị trường châu Âu, Google đã phải nhận án phạt 2,8 tỉ USD và cam kết sẽ có biện pháp thay đổi. 

Lazada phân phối độc quyền smartphone A7000 mới nhất của Lenovo
Lazada phân phối độc quyền smartphone A7000 mới nhất của Lenovo

VOV.VN - Lenovo A7000 sử dụng chip xử lý 8 nhân 1,5 GHz, RAM 2 GB, màn hình HD 5,5 inch, pin 2.900 mAh, hệ điều hành Android 5 Lollipop.

Lazada phân phối độc quyền smartphone A7000 mới nhất của Lenovo

Lazada phân phối độc quyền smartphone A7000 mới nhất của Lenovo

VOV.VN - Lenovo A7000 sử dụng chip xử lý 8 nhân 1,5 GHz, RAM 2 GB, màn hình HD 5,5 inch, pin 2.900 mAh, hệ điều hành Android 5 Lollipop.