Việt Nam đang đi chậm nhất về kinh tế số trong ASEAN

VOV.VN - Đây là đánh giá của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị triển khai kế hoạch 2019, chiều nay (15/1).

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông (CNTT) có tính quốc tế rất cao, có nhiều tổ chức quốc tế đo lường và xếp hạng các nước.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Trong 10 năm qua, xếp hạng của viễn thông-CNTT của Việt Nam đã tụt dần xuống xếp thứ trên 100, đứng dưới trung bình thế giới.

"Những năm tới, chậm nhất là đến 2022, chúng ta phải đưa thứ hạng của Việt Nam về thứ 30-50. Vì vậy, toàn ngành ICT phải bám vào các chỉ tiêu quốc tế để phấn đấu nâng cao thứ hạng của Việt Nam", tư lệnh ngành TT&TT khẳng định.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, lĩnh vực viễn thông - CNTT là nền móng của CMCN 4.0. Việt Nam thời gian qua đã bị tụt hạng quá sâu. Điều này bắt buộc phải cải thiện. Thứ hạng của Việt Nam phải được nâng lên.

Người đứng đầu ngành TT&TT cũng cho hay, "Bộ TT&TT là một bộ về công nghệ, công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và CNTT, hay còn gọi là ICT. Sứ mạng của nó là đưa ICT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ICT là nền tảng của kinh tế số, xã hội số, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0".

Lĩnh vực chuyển đổi số, chính phủ điện tử, thành phố thông minh sẽ là những câu chuyện lớn của năm 2019. Chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số, xã hội số sẽ là câu chuyện bao trùm trong nhiều thập kỷ tới.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong ASEAN, Việt Nam đang đi chậm nhất về kinh tế số. Thái Lan đã đổi tên Bộ viễn thông-CNTT thành bộ Kinh tế số, xã hội số được 3 năm.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, muốn thay đổi thứ hạng thì chúng ta phải đi nhanh hơn. Cần xây dựng chiến lược, đề án trong năm 2019, làm rõ kinh tế số, CMCN 4.0 trong từng lĩnh vực thì phải làm gì. Để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong Chính phủ, từ Trung ương tới các địa phương, thì trong phân bổ ngân sách phải có hạng mục chi cho CNTT, hạt nhân triển khai CNTT tại các địa phương phải giao cho Sở TT&TT, sửa đổi các qui định về dự án CNTT, thuê dịch vụ CNTT, theo hướng đặc thù, chuyển một phần quĩ VTCI sang chi cho CNTT. Các doanh nghiệp CNTT lớn đầu tư vào các dự án CNTT nền tảng và Chính phủ thuê lại dịch vụ, khi có ngân sách đầu tư thì có thể mua lại.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2018 là một năm mà vận nước đến. Tăng trưởng GDP cao nhất sau nhiều năm, lần đầu tiên cao hơn Trung Quốc. Tinh thần dân tộc lên mạnh mẽ, khắp nơi là khát vọng Việt Nam hùng cường, một loạt bài hát về tinh thần Việt Nam vang lên khắp mọi nơi.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, "Đây là cơ hội Việt Nam. Tất cả các nước thành con hổ đều là do cơ hội đến thì tận dụng được. Vậy lúc này là lúc mà chúng ta nên tư duy để xác định các vấn đề lớn mang tính nền tảng, chiến lược, tạo nền tảng để phát triển cho cả giai đoạn tới"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công
Tăng cường ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công

VOV.VN - Theo Tiến sỹ Vũ Viết Ngoạn, để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, không thể thiếu vai trò của công nghệ thông tin.

Tăng cường ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công

Tăng cường ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công

VOV.VN - Theo Tiến sỹ Vũ Viết Ngoạn, để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, không thể thiếu vai trò của công nghệ thông tin.

Nhân lực CNTT Việt Nam lọt “tầm ngắm” của các doanh nghiệp Nhật Bản
Nhân lực CNTT Việt Nam lọt “tầm ngắm” của các doanh nghiệp Nhật Bản

VOV.VN - Doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản đang mở rộng làn sóng đầu tư tại Việt Nam cũng như thu hút nhân lực CNTT Việt Nam.

Nhân lực CNTT Việt Nam lọt “tầm ngắm” của các doanh nghiệp Nhật Bản

Nhân lực CNTT Việt Nam lọt “tầm ngắm” của các doanh nghiệp Nhật Bản

VOV.VN - Doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản đang mở rộng làn sóng đầu tư tại Việt Nam cũng như thu hút nhân lực CNTT Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phải đón nhận cái mới sớm hơn nước khác!
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phải đón nhận cái mới sớm hơn nước khác!

VOV.VN - IoT chính là cách để  giúp từng người Việt Nam có thể sáng tạo, mà điều này là rất phù hợp với tính cách đa dạng của người Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phải đón nhận cái mới sớm hơn nước khác!

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phải đón nhận cái mới sớm hơn nước khác!

VOV.VN - IoT chính là cách để  giúp từng người Việt Nam có thể sáng tạo, mà điều này là rất phù hợp với tính cách đa dạng của người Việt Nam.

Bộ trưởng TT&TT: VN phải là nước thứ 5 xuất khẩu thiết bị viễn thông
Bộ trưởng TT&TT: VN phải là nước thứ 5 xuất khẩu thiết bị viễn thông

VOV.VN - Việt Nam phải đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số và phải là quốc gia thứ 5 trên thế giới xuất khẩu được thiêt bị viễn thông "made in Vietnam".

Bộ trưởng TT&TT: VN phải là nước thứ 5 xuất khẩu thiết bị viễn thông

Bộ trưởng TT&TT: VN phải là nước thứ 5 xuất khẩu thiết bị viễn thông

VOV.VN - Việt Nam phải đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số và phải là quốc gia thứ 5 trên thế giới xuất khẩu được thiêt bị viễn thông "made in Vietnam".