Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G

VOV.VN - Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN và mạng 5G ở nước ta cũng sẽ dùng chuẩn mở.

Chiều nay (18/11), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Diễn đàn Công nghệ mở Việt Nam 2020, với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia”. 

Sự tăng trưởng số dự án nguồn mở mới qua từng năm sẽ cho thấy sự khả năng làm chủ công nghệ của mỗi quốc gia. Trong Danh sách Top 10 các quốc gia tăng trưởng dự án nguồn mở nhiều nhất châu Á, thì Indonesia đứng thứ 4, với mức tăng trưởng 42%.

Làm thế nào để Việt Nam có thể đứng trong Danh sách này, để cộng đồng mã nguồn mở có thể phát triển công nghệ mở, kiến trúc mở và chuẩn mở? Điều này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc đầu tư, phát triển công nghệ mở.

Công nghệ mở ngày nay không còn chỉ là mã nguồn mở nữa, mà còn là kiến trúc mở và chuẩn mở. Hiện nay, nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó dùng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia. Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN và mạng 5G ở nước ta cũng sẽ dùng chuẩn mở. Hiện nay, Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G.

Hai doanh nghiệp công nghệ Viettel và Vingroup đã  phát triển công nghệ 5G và thống nhất hợp tác theo chuẩn mở Open RAN. Như vậy, công nghệ mở sẽ khai phóng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Thể hiện rõ nhất là trong đại dịch Covid-19, rất nhiều ứng dụng số Make in Việt Nam đã được mở mã nguồn hoặc phát triển rất nhanh trên nền nguồn mở, như Bluezone, CoMeet,… đáp ứng các nhu cầu sử dụng, cũng như góp phần chống dịch bệnh.

Vì vậy, Diễn đàn Công nghệ mở Việt Nam - Vienam Open Summit lần thứ nhất năm 2020 - đã đưa ra định hướng lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu. Qua đó, các cá nhân, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tham gia sáng tạo các giá trị mới, có thể phát triển công nghệ mở, kiến trúc mở và chuẩn mở, thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - nhấn mạnh: "Với định hướng này, Việt Nam Open Summit lần thứ nhất là cam kết của Việt Nam về phát triển và làm chủ công nghệ số dựa trên chuẩn mở. Không chỉ là cam kết, mà đây còn là chiến lược của chúng ta. Không chỉ là chiến lược, mà đây còn là chương trình hành động của chúng ta. Mỗi cơ quan, mỗi doanh nghiệp hãy nhận lấy cho mình một công việc và cam kết hành động. Cơ quan nhà nước hãy hành động để xây dựng chính sách, chiến lược. Doanh nghiệp hãy hành động để phát triển các nền tảng. Các cơ sở đào tạo hãy hành động để nuôi dưỡng và phát triển cộng đồng mở"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghệ số phát triển thiếu bền vững vì phụ thuộc nhiều vào FDI
Công nghệ số phát triển thiếu bền vững vì phụ thuộc nhiều vào FDI

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, Việt Nam cần tiếp tục thu hút các doanh nghiệp FDI nhưng ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ số, các dự án có tính lan tỏa…

Công nghệ số phát triển thiếu bền vững vì phụ thuộc nhiều vào FDI

Công nghệ số phát triển thiếu bền vững vì phụ thuộc nhiều vào FDI

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, Việt Nam cần tiếp tục thu hút các doanh nghiệp FDI nhưng ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ số, các dự án có tính lan tỏa…

Khởi nghiệp nông nghiệp: Yếu tố công nghệ đón đầu nông nghiệp số
Khởi nghiệp nông nghiệp: Yếu tố công nghệ đón đầu nông nghiệp số

VOV.VN - Trong các nhóm dự án khởi nghiệp năm nay, yếu tố công nghệ đã được nhiều nhóm đưa vào như một xu thế tất yếu đón đầu nông nghiệp số.

Khởi nghiệp nông nghiệp: Yếu tố công nghệ đón đầu nông nghiệp số

Khởi nghiệp nông nghiệp: Yếu tố công nghệ đón đầu nông nghiệp số

VOV.VN - Trong các nhóm dự án khởi nghiệp năm nay, yếu tố công nghệ đã được nhiều nhóm đưa vào như một xu thế tất yếu đón đầu nông nghiệp số.

Doanh nghiệp “bỏ quên” công nghệ số trong sản xuất
Doanh nghiệp “bỏ quên” công nghệ số trong sản xuất

VOV.VN - Công nghệ số chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistics, marketing,...trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng.

Doanh nghiệp “bỏ quên” công nghệ số trong sản xuất

Doanh nghiệp “bỏ quên” công nghệ số trong sản xuất

VOV.VN - Công nghệ số chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistics, marketing,...trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng.