Xu hướng tích hợp ứng dụng web website thương mại điện tử 2016
VOV.VN -Dựa trên thói quen sử dụng của 15.000 cửa hàng online , Bizweb đã nghiên cứu, đánh giá dữ liệu để dự báo Xu hướng tích hợp ứng dụng website TMĐT 2016
Với dữ liệu từ 15.000 khách hàng sử dụng nền tảng bán hàng online, Bizweb đã nghiên cứu và đánh giá dữ liệu để dự báo hướng phát triển của website thương mại điện tử về vấn đề sử dụng website nền tảng mở để tích hợp các ứng dụng từ bên thứ 3.
Đầu tháng 4/2016, Cục Thương mại điện tử - Bộ Công thương Việt Nam đã công bố số liệu mới nhất về hoạt động TMĐT tại Việt Nam, trong đó Website là kênh bán hàng và xây dựng thương hiệu hiệu quả nhất với sự đồng ý của 76% người tiêu dùng và 73% doanh nghiệp, theo sau là kênh mạng xã hội và sàn TMĐT. Điều đó cho thấy website đang là trung tâm trong hệ sinh thái bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến vừa và nhỏ. Chính vì vậy, dự đoán về hướng phát triển của mô hình website TMĐT là điều cần thiết cho tất cả các đơn vị tham gia vào ngành này.
2016 sẽ là năm khởi sắc của kho ứng dụng dành cho website
Trên thế giới, việc cung cấp website thương mại điện tử đã sớm chuyến sang mô hình website mở, tức website có thể dễ dàng bổ sung tính năng thông qua kho ứng dụng (apps market) từ bên thứ 3. Mô hình này có sự tham gia của 3 bên, bao gồm chủ shop kinh doanh online – trong vai trò người dùng, đơn vị cung cấp website – trong vai trò người cung cấp nền tảng cốt lõi và các đơn vị phát triển ứng dụng (apps) – người phát triển những tính năng mở rộng cho website. Tại Việt Nam, mô hình website mở còn khá mới mẻ, những năm qua, các chủ shop, chủ website vẫn chủ yếu phải dùng các giải pháp website nền tảng đóng, việc bổ sung tính năng hoàn toàn do đơn vị thiết kế web phụ trách. Tuy nhiên, theo dữ liệu của mình, Bizweb cho rằng 2016 sẽ là năm khởi sắc của kho ứng dụng cho website.
Tính đến hết tháng 3/2016, trong 15.000 khách hàng đang sử dụng nền tảng bán hàng online Bizweb, có 30% tương đương với hơn 5.000 chủ website có cài đặt và tích hợp các ứng dụng bổ sung từ bên thứ 3. Tức là cứ 3 website thì có một website sẽ mở rộng tính năng website thông qua kho ứng dụng. Hay nói cách khác, chỉ cần bắt tay với một doanh nghiệp cung cấp nền tảng bán hàng như Bizweb, các đơn vị phát triển ứng dụng đã có thêm thị trường 5.000 khách hàng và 10.000 chủ website tiềm năng cho mình.
Đối với xu hướng tích hợp ứng dụng bên thứ 3, ông Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty CP Công nghệ DKT, đơn vị chủ quản của nền tảng bán hàng Bizweb nhận định: “Sự dịch chuyển sang mô hình website nền tảng mở là cơ hội cho các đơn vị phát triển ứng dụng CNTT của Việt Nam. Đồng thời, lợi ích mang lại cho các chủ website là không thể đếm xuể, thay vì chờ đợi tính năng từ 1 đơn vị thiết kế web, các chủ shop bây giờ có đang có hàng trăm đơn vị phần mềm khác cung cấp tính năng mở rộng cho website của mình. Con số Bizweb thu được là bước khởi đầu để chất xám của người Việt cung cung cấp cho người Việt. Mô hình này mang lại lợi ích thiết thực cho cả 3 bên.”
Mặc dù đã có sự chuyển dịch khả quan nhưng tỷ lệ cài đặt ứng dụng cho website hiện nay còn thấp. Hiện tại, có hơn 25.000 lượt cài ứng dụng từ kho ứng dụng của Bizweb, tức là trung bình 1 website đang tích hợp 5 ứng dụng mở rộng khác để phát triển kinh doanh cho mình. Ở nhóm các ứng dụng phổ biến nhất, tỷ lệ cài đặt dạo động quanh con số 30%, được coi là chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Tình trạng này xuất phát từ việc vì thị trường còn khá mới, các đơn vị phát triển app mới chỉ tung ra một số lượng nhỏ các ứng dụng để thăm dò phản ứng thị trường. Đồng thời các chủ website vẫn chưa mạnh dạn chi tiền cho những tính năng cần dùng thêm. Xét về tỷ lệ cài ứng dụng có phí, chỉ có 0,5 ứng dụng trên một website.
Các ứng dụng hỗ trợ bán hàng đa kênh là ưu tiên hàng đầu
Theo dữ liệu về số lượt cài đặt ứng dụng từ hơn 5.000 website có tích hợp ứng dụng., mối quan tâm hàng đầu của các cửa hàng kinh doanh online là khả năng tiếp cận nhiều kênh bán hàng hơn (bán hàng đa kênh). Trong top 10 ứng dụng được tích hợp nhiều nhất của các website bán hàng online (B2C) có 5 ứng dụng liên quan đến mở rộng kênh bán, bao gồm: Mpage (ứng dụng bán hàng trên Facebook) – 26%, Kênh bán hàng Zalo - 29%, Kênh bán hàng Sendo – 26%, Nút mua hàng (ứng dụng bán hàng Affiliate) – 20%, Sapo (ứng dụng quản lý bán hàng POS) – 20%. Đặc biệt ứng dụng Kênh bán hàng Zalo và Sendo mới chỉ đưa lên kho ứng dụng trong vòng 4 tháng những đã có số lượng cài đặt vượt trội.
Điều này không chỉ cho thấy xu hướng phát triển ứng dụng cho website TMĐT mà còn chứng minh thêm mô hình bán hàng đa kênh đang được ưu tiên hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến mục tiêu biến website của mình trở thành một hệ thống bán hàng đa kênh hoàn chỉnh, nơi một hệ thống chung có thể vận hành toàn bộ quá trình kinh doanh trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, affiliate (bán chéo ở website khác).
Đối với các doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng website với mục đích quảng bá thương hiệu (không bán hàng trực tiếp trên web), tỷ lệ cài đặt ứng dụng không chỉ thấp hơn mà còn tập trung vào những nhóm khác như cập nhật tin tức, thu thập thông tin khách hàng. Sự khác biệt này chứng tỏ những hình thức website khác nhau cần những ứng dụng khác nhau, các chủ website đang biết rất rõ mình cần mở rộng tính năng gì. Nếu vẫn đi theo hình thức website đóng, có rất nhiều tính năng chưa chắc họ đã cần nhưng vẫn phải trả tiền.
Có thể thấy, hệ thống thương mại điện tử Việt Nam dự báo sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2016, xu hướng phát triển website là một minh chứng cho những thay đổi về hình thức kinh doanh của các chủ shop onlie. Sự thay đổi này không chỉ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh mà còn gián tiếp thúc đậy sử phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam, góp phần tạo ra thị trường mới cho những start-up về công nghệ có cơ hội phát triển./.