Bảo tồn và phát huy giá trị dòng họ Trần ba đời liên tiếp đỗ Tiến sĩ

VOV.VN - Những đóng góp của các danh nhân khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước rất đáng được ghi nhận.

Chiều 13/6, hội thảo “Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” do tỉnh Hải Hương, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Sử học, Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Hải Dương tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 380 năm ngày sinh của tiến sĩ Trần Thọ (1639 – 2019), 335 năm ngày sinh của tiến sĩ Trần Cảnh (1684 – 2019), 310 năm ngày sinh của tiến sĩ Trần Tiến (1709 – 2019) – các danh nhân khoa bảng của dòng họ Trần Điền Trì. Hội thảo nhằm đánh giá những đóng góp của các danh nhân khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước.

Hội thảo “Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”.

Ba vị tiến sĩ này, người mở đại khoa đầu tiên là Trần Thọ. Năm 32 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời Lê Huyền Tông. Gần 30 năm làm quan, Trần Thọ được chúa Trịnh khen “rất trung cần, mẫn, cán”. Trần Thọ là người khai khoa cho dòng họ, tạo tiền đề cho con cháu tiếp tục đỗ đạt, làm quan. Những đóng góp  nhất định của ông đối với quê hương, đất nước, ông được sử gia triều Nguyễn đánh giá là một trong những nhân vật tiêu biểu thời Hậu Lê của tỉnh Hải Dương.

Trần Cảnh là con của Trần Thọ, năm 35 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718) đời Lê Dụ Tông. Trần Cảnh từng giữ chức vụ Thượng thư của 4 bộ Công, Binh, Hình, Lễ. Bên cạnh đó, Trần Cảnh từng được triều đình cử đi tiễu trừ giặc cỏ, từng làm Khuyến nông phủ sứ Nam Sách được sử gia triều Nguyễn ghi nhận “có nhiều công trạng, được thăng tước Quận công”.

Trần Tiến là con của Trần Cảnh, cháu của Trần Thọ, người đỗ đại khoa cuối cùng của dòng họ Trần Điền Trì. Ông đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) đời Lê Hiển Tông khi 40 tuổi. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị độc. Sau khi mất, ông được chúa Trịnh truy tặng chức Công bộ Hữu Thị lang, tước Bá.

Sau thế hệ của ba bậc đại khoa, dòng họ Trần Điền Trì còn xuất hiện nhiều người con xuất sắc, được sử sách lưu danh tiêu biểu Trần Khôi, Trần Đĩnh đỗ Hương cống và làm quan, Trần Trợ - tác giả của tác phẩm “Tục biên Công dư tiệp ký”…

Phát biểu tại Hội thảo, TS Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám khẳng định: “Họ Trần ở làng Điền Trì, một dòng họ với ba bậc “kế thế đăng khoa” là cha-con, ông-cháu trong cùng một nhà đã tạo nên truyền thống văn hóa, khoa bảng với nhiều giá trị tốt đẹp. Đây là trường hợp tiêu biểu của các dòng họ Việt Nam. Nối tiếp dòng mạch truyền thống của cha ông, đi cùng với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới, nhiều người con của dòng họ Trần Điền Trì đã kế thừa và phát huy truyền thống của dòng họ, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước”.

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

GS.TS Nguyễn Đình Chú nhận định: “Gia đình họ Trần ba đời liên tiếp đỗ Tiến sĩ là một hiện tượng quý hiếm trong lịch sử thi cử Hán học của đất nước tính từ khoa đầu tiên (1075) thuộc vương triều nhà Lý đến khoa cuối cùng (1919) dưới thời Pháp thuộc. Từ hiện tượng gia đình họ Trần này cũng cho thấy quy luật hình thành phát triển văn hóa dân tộc ở thời trung đại. Bắt đầu là sự đột khởi của các cá nhân để từ đó mà có văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ để rồi lại có văn hóa làng xã, văn hóa vùng miền, văn hóa giới, văn hóa giai tầng, văn hóa nghề nghiệp… Gộp chung tất cả lại thành văn hóa dân tộc mà cái gốc chính là văn hóa gia đình, trong đó có gia phong – gia đạo – gia huấn – gia phẩm”.

Với những góc nhìn khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, nhưng các đại biểu đưa ra những nhận định, đánh giá cao những đóng góp của dòng họ Trần Điền Trì đối với quê hương, đất nước trên các lĩnh vực: Chính trị, văn học, giáo dục và binh nghiệp. Qua đó, các đại biểu cũng đưa ra những phương án, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản dòng họ, khơi dậy truyền thống uống nước nhớ nguồn, noi gương các bậc hiền nhân đời trước của dòng họ Trần Điền Trì nói riêng, các danh nhân văn hóa nói chung.

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam: “Ba vị Tiến sĩ dòng họ Trần Điền Trì được cộng đồng làng xã và cả triều đình thừa nhận và tôn vinh chứ không phải chỉ riêng con cháu dòng họ tự tôn thờ theo kiểu “con hát mẹ khen hay”. Do đó, thế hệ chúng ta hôm nay phải tiếp nối truyền thống để vinh danh họ như một tấm gương sáng về đạo đức và lòng tận tâm vì đất nước cho muôn đời con cháu noi theo”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am
Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am

Không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am...

Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am

Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am

Không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am...

Cháu vua Mèo đòi đóng cửa dinh thự cổ có doanh thu tiền tỉ
Cháu vua Mèo đòi đóng cửa dinh thự cổ có doanh thu tiền tỉ

Theo ông Nguyễn Trung Ngọc - phó chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, con cháu họ Vương muốn phân chia tiền bán vé tham quan là 40% cho họ và 60% cho chính quyền.

Cháu vua Mèo đòi đóng cửa dinh thự cổ có doanh thu tiền tỉ

Cháu vua Mèo đòi đóng cửa dinh thự cổ có doanh thu tiền tỉ

Theo ông Nguyễn Trung Ngọc - phó chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, con cháu họ Vương muốn phân chia tiền bán vé tham quan là 40% cho họ và 60% cho chính quyền.

   Đặc sắc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2019
Đặc sắc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2019

VOV.VN -Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam bộ.

   Đặc sắc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2019

Đặc sắc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2019

VOV.VN -Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam bộ.

Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội: Cần sự nuôi dưỡng của cộng đồng
Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội: Cần sự nuôi dưỡng của cộng đồng

VOV.VN - Trong khi nhiều di sản đang có nguy cơ mai một thì không ít di sản được phục hồi từ nhiệt huyết, đam mê của các nghệ nhân và người dân.

Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội: Cần sự nuôi dưỡng của cộng đồng

Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội: Cần sự nuôi dưỡng của cộng đồng

VOV.VN - Trong khi nhiều di sản đang có nguy cơ mai một thì không ít di sản được phục hồi từ nhiệt huyết, đam mê của các nghệ nhân và người dân.