Các nhà nghiên cứu quốc tế luận bàn về Trần Nhân Tông

VOV.VN - Sáng nay 6/12, tại Quảng Ninh diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế "Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hóa".

Sáng nay 6/12, tại Cung trúc lâm Yên Tử, thành phố Uông Bí, (tỉnh Quảng Ninh), Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế "Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hóa". Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Đại lễ kỷ niệm 760 năm ngày sinh và 710 năm ngày mất của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và các học giả đến từ 10 quốc gia như Hoa Kỳ, Đức, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mông Cổ… Hội thảo tập trung thảo luận về các chủ đề như sự đặc sắc trong tư tưởng, văn hoá của Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm; vai trò, ảnh hưởng trong lịch sử, hiện tại và xu hướng tương lai; Phật giáo tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cùng các vấn đề đời sống con người đương đại… Qua hội thảo, các nhà khoa học, nghiên cứu Phật giáo tiếp tục tập hợp, thảo luận và đánh giá về những đóng góp về mặt văn hóa, tư tưởng của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm trên tinh thần khách quan, khoa học.

Hội thảo thu hút hà khoa học và các học giả đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phát biểu tại hội thảo, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện trưởng viện Trần Nhân Tông khẳng định: Hội thảo khoa học này mang nhiều ý nghĩa học thuật, văn hóa và tâm linh đặc biệt về tầm vóc rộng lớn của phật hoàng Trần Nhân Tông.

“Hội thảo Phật Hoàng Trần Nhân Tông hôm nay có nhiều nét mới so với các hội thảo lần trước, nhất là sự gia tăng ảnh hưởng của tư tưởng trúc lâm Phật giáo Trần Nhân Tông vào đời sống thực tế, cả sự hiện hữu vật thể và phi vật thể, cả trong và ngoài nước; có sự khai triển mạnh hơn tinh thần nhập thế của Phật giáo, bằng con đường tu thập thiện giản dị mà nhằm giải quyết các vấn đề của con người. Hội thảo là dịp để tưởng niệm về Trúc Lâm Sơ Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và các tổ Trúc Lâm. Chúng ta nghiên cứu tư tưởng của Ngài vì  sự thiêng liêng của con người đương thời và mai sau. Chúng ta làm tiếp những gì mà ngài đã làm, phát những hạnh nguyện mà ngài đã nguyện. Mỗi chúng ta, tưởng nhớ và học tập Ngài, trong tâm của chúng ta sẽ tiếp nhận thêm những sự sáng trong từ Ngài tỏa rạng", ông Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Bên cạnh những hoạt động chuyên môn, các đại biểu và các nhà khoa học còn tham gia chương trình Đại lễ kỷ niệm 710 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308- 2018) do Hội đồng trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Cung Trúc Lâm, xã Thượng Yên Công, Tp Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vào ngày mai (7/12)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào
Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào

VOV.VN -Lễ hội Thạt Luổng năm 2018 là Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất xứ sở Triệu Voi. Lễ hội bắt đầu từ chiều 21/11 đến hết đêm 22/11.

Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào

Lễ hội Thạt Luổng - Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất của Lào

VOV.VN -Lễ hội Thạt Luổng năm 2018 là Lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất xứ sở Triệu Voi. Lễ hội bắt đầu từ chiều 21/11 đến hết đêm 22/11.

Nâng tầm quan hệ hợp tác Phật giáo Việt Nam – Lào- Campuchia
Nâng tầm quan hệ hợp tác Phật giáo Việt Nam – Lào- Campuchia

VOV.VN - Hội nghị lãnh đạo Phật giáo 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia đã nâng lên một tầm cao mới trong quan hệ hợp tác của Phật giáo 3 nước. 

Nâng tầm quan hệ hợp tác Phật giáo Việt Nam – Lào- Campuchia

Nâng tầm quan hệ hợp tác Phật giáo Việt Nam – Lào- Campuchia

VOV.VN - Hội nghị lãnh đạo Phật giáo 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia đã nâng lên một tầm cao mới trong quan hệ hợp tác của Phật giáo 3 nước.