Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 10/11/2023 đã ban hành Quyết định 1335/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại". Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện

Xây dựng, hoàn thiện và gửi lập luận về vấn đề KTTT của Việt Nam theo các tiêu chí quy định của Hoa Kỳ

Tổng hợp và xây dựng lập luận, phản biện đối với ý kiến của các bên liên quan về việc công nhận KTTT của Việt Nam

Tham dự đầy đủ các bước cần thiết của quá trình tố tụng cho đến khi Hoa Kỳ ban hành Kết luận đối với việc xem xét vấn đề KTTT của Việt Nam (dự kiến đến cuối năm 2024)

Tăng cường vận động sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan trong quá trình thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận quy chế KTTT cho Việt Nam bằng nhiều hình thức.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan chủ động phát huy nội lực, kết hợp với tư vấn pháp lý xây dựng các phương án xử lý trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Xây dựng kế hoạch tổng thể các giải pháp pháp lý theo quy trình tố tụng của pháp luật Hoa Kỳ trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Sử dụng có hiệu quả tư vấn pháp lý đại diện và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhằm dự báo và ứng phó kịp thời với các kịch bản có thể xảy ra trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Nghiên cứu, tổ chức thảo luận vấn đề pháp lý, trưng cầu ý kiến chuyên gia, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và theo dõi diễn biến vụ việc nhằm tham mưu kịp thời những giải pháp trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Tham gia các phiên điều trần, giải trình, đối thoại, trao đổi,...với các bên liên quan.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan nhằm tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành nhằm thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Thành lập Tổ công tác thường trực về việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền KTTT gồm đại diện của 11 Bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Phân công cụ thể nhiệm vụ của các Bộ, ban, ngành, địa phương liên quan đến cung cấp thông tin, phối hợp xử lý vấn đề pháp lý, xây dựng các lập luận trả lời các bên liên quan.

Phối hợp các cơ quan liên quan triển khai song song nhiệm vụ xử lý về pháp lý và ngoại giao.

Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tự bố trí kinh phí chi trả cho hoạt động của các thành viên là đại diện của đơn vị mình tham gia Tổ Công tác.

Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác vận động Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT thông qua các kênh đàm phán, đối thoại.

Vận động các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, các hãng luật có ý kiến ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

Vận động các nhà nhập khẩu, các ngành sản xuất sản phẩm hạ nguồn, các tổ chức, cá nhân/nhà hoạt động xã hội có uy tín, ảnh hưởng tại Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm, chính kiến tích cực để tác động tới các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức độc lập, uy tín (WB, IMF, OECD...) ủng hộ đề nghị xem xét Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Các giải pháp khác

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về tiến trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan vận động các ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, các Hiệp hội ngành hàng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ, hỗ trợ thực hiện công tác thúc đẩy Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Kinh phí thực hiện Đề án gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế, và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, bài học thực tiễn từ TP.HCM
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, bài học thực tiễn từ TP.HCM

VOV.VN - Sáng 6/11, Đoàn cán bộ khảo sát thực tế nhóm 2 – Ban Chỉ đạo tổng kết Trung ương về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM.

Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, bài học thực tiễn từ TP.HCM

Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, bài học thực tiễn từ TP.HCM

VOV.VN - Sáng 6/11, Đoàn cán bộ khảo sát thực tế nhóm 2 – Ban Chỉ đạo tổng kết Trung ương về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM.

Thúc đẩy việc Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam
Thúc đẩy việc Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

VOV.VN - Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hai nước xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời cho biết sẽ thúc đẩy để Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Thúc đẩy việc Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Thúc đẩy việc Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

VOV.VN - Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hai nước xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời cho biết sẽ thúc đẩy để Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.