Lễ Tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông và Đại lễ cầu siêu

VOV.VN - Lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Đại lễ cầu siêu vừa được tổ chức trọng thể tại chùa Ngọa Vân, tỉnh Quảng Ninh.

Hôm nay 6/12, lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Đại lễ cầu siêu được tổ chức trọng thể tại chùa Ngọa Vân (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) - nơi Đức Vua hóa Phật.

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, hàng nghìn tăng ni, phật tử và du khách thập phương hành hương về Ngọa Vân đã cùng chiêm bái, tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Chùa và Am Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài dãy Yên Tử, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Quảng Ninh được coi là “thánh địa” của thiền phái Trúc Lâm bởi đây chính là nơi Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật vào tháng 11/1308. Hiện, tại Ngọa Vân vẫn còn tháp Phật hoàng, nơi lưu giữ xá lị của Ngài.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu khẳng định những giá trị lớn lao trong tư tưởng của Phật hoàng đối với đạo pháp và dân tộc.

Ông Cao Thế Liệu, du khách đến từ Ninh Bình về Ngọa Vân tưởng niệm Phật hoàng chia sẻ: "Tôi có cảm giác rất linh thiêng, tĩnh tại, mọi người đều thành kính, có dịp được tìm hiểu thêm về Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngoài việc đi viếng theo ngày giỗ còn là sự tri ân với những người có công ơn lớn lao".

Lễ tưởng niệm tại chùa Ngọa Vân là hoạt động quan trọng trong chuỗi sự kiện Đại lễ tưởng niệm 710 năm Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308 - 2018) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị phối hợp tổ chức.

Hàng nghìn du khách tới Ngọa Vân chiêm bái trong dịp này.

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị minh quân thời Trần, vị vua duy nhất từ bỏ ngôi vua để tu hành, là người đại diện tiêu biểu cho tinh thần hòa hợp giữa đạo và đời, là tấm gương để đời sau phát huy tinh thần đạo Phật, xây dựng đất nước, đoàn kết dân tộc. "Dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức đạo nghiệp của tổ sư vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam, trong sự nghiệp hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy đạo pháp trong thời đại ngày nay và phát triển mãi về sau", Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết.

Theo nghi thức Phật giáo, các chư tăng, phật tử, người dân, du khách đã cùng nhau dâng hương tưởng niệm công đức của Phật hoàng, dự Lễ cầu quốc thái dân an, đất nước thái bình, nhân dân hạnh phúc. Cũng trong hôm nay, Đại trai đàn cầu siêu tại chùa Ngọa Vân cũng diễn ra long trọng với sự tham gia của hơn 2 nghìn tăng ni, phật tử và du khách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội phật tử Việt Nam tại Nhật Bản ra mắt nhân sự mới
Hội phật tử Việt Nam tại Nhật Bản ra mắt nhân sự mới

VOV.VN - Hôm nay (18/11), Hội phật tử Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức Lễ ra mắt nhân sự của hội nhiệm kỳ thứ 2 (2018 - 2023).

Hội phật tử Việt Nam tại Nhật Bản ra mắt nhân sự mới

Hội phật tử Việt Nam tại Nhật Bản ra mắt nhân sự mới

VOV.VN - Hôm nay (18/11), Hội phật tử Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức Lễ ra mắt nhân sự của hội nhiệm kỳ thứ 2 (2018 - 2023).

Trung thu muộn đầm ấm của Phật tử tại Cộng hòa Séc
Trung thu muộn đầm ấm của Phật tử tại Cộng hòa Séc

VOV.VN - Đêm hội Trăng rằm tại Praha là dịp để những trẻ nhỏ trong các gia đình người Việt ở Séc khám phá nét đẹp trong lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc.

Trung thu muộn đầm ấm của Phật tử tại Cộng hòa Séc

Trung thu muộn đầm ấm của Phật tử tại Cộng hòa Séc

VOV.VN - Đêm hội Trăng rằm tại Praha là dịp để những trẻ nhỏ trong các gia đình người Việt ở Séc khám phá nét đẹp trong lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc.