Ra mắt kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hoá ASEAN

VOV.VN - Kho lưu trữ là "bước tiến quan trọng" để nâng cao hiểu biết của người dân ASEAN về kho tàng di sản văn hoá đa dạng của khu vực.

Cuối tháng hai vừa qua, Ban thư ký ASEAN ra mắt kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hoá ASEAN (ACHDA). Đây là một "bước tiến quan trọng" để nâng cao hiểu biết của người dân ASEAN về kho tàng di sản văn hoá đa dạng của khu vực.
Kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa ASEAN (ACHDA) cho phép người dùng truy cập để tìm hiểu về các bộ sưu tập bảo tàng, phòng trưng bày và thư viện thông qua mô hình 3D, các hình ảnh, bản ghi âm và video có giá trị về các di sản văn hóa. Trong giai đoạn một, kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa ASEAN giới thiệu hơn 160 mẫu vật đã được số hóa của Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
 
Tại kho lưu trữ, người đọc có thể tìm hiểu về Sử La Galigo của Indonesia được sáng tác vào thế kỷ 14 là một trong những tài liệu số hoá có giá trị của Indonesia, được UNESCO công nhận là di sản tư liệu trong chương trình ký ức thế giới năm 2011.
Người truy cập cũng có thể xem nghi lễ ca múa kịch truyền thống Mak Yong của Malaysia; ngắm nhìn bộ sưu tập các bản thảo mạ vàng ở dạng 3D của Thái Lan hay xem các bộ sưu tập bản thảo trên lá cọ, nghệ thuật hiện đại và đương đại, bản khắc đá, tượng và điêu khắc, vũ khí và đồ trang sức bằng vàng của ba nước nói trên.
Phát biểu tại lễ khai trương kho lưu trữ này, Phó Tổng Thư ký phụ trách cộng đồng, văn hoá và xã hội ASEAN, ông Kung Phoak cho biết, dự án này là một bước tiến quan trọng để tôn vinh và nâng cao hiểu biết người dân về các di sản văn hoá ASEAN. Việc ra đời kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa ASEAN góp phần xây dựng năm bản sắc ASEAN 2020 và chia sẻ kho tàng di sản phong phú và đang dạng trực tuyến của ASEAN tới người dân trên toàn thế giới.
Dự án được thành lập năm 2018 với sự hỗ trợ của các quan chức cấp cao về văn hoá và nghệ thuật ASEAN và được Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF). Giai đoạn hai của dự án sẽ tiếp tục số hóa các bộ sưu tập của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam trước khi mở rộng tới các nước ASEAN còn lại./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chưa tìm được phương án khả thi khôi phục Trạm phát sóng Bạch Mai
Chưa tìm được phương án khả thi khôi phục Trạm phát sóng Bạch Mai

VOV.VN - Trong khi chờ kết luận công nhận di tích văn hóa, công ty đề nghị phương án lợp lại mái tôn, để có chỗ làm việc.

Chưa tìm được phương án khả thi khôi phục Trạm phát sóng Bạch Mai

Chưa tìm được phương án khả thi khôi phục Trạm phát sóng Bạch Mai

VOV.VN - Trong khi chờ kết luận công nhận di tích văn hóa, công ty đề nghị phương án lợp lại mái tôn, để có chỗ làm việc.

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Trạm phát sóng Bạch Mai là di tích lịch sử
Lập hồ sơ đề nghị công nhận Trạm phát sóng Bạch Mai là di tích lịch sử

VOV.VN - Việc bảo tồn, gìn giữ di tích một công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử quốc gia như Trạm phát sóng Bạch Mai là một việc làm hết sức cấp thiết.

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Trạm phát sóng Bạch Mai là di tích lịch sử

Lập hồ sơ đề nghị công nhận Trạm phát sóng Bạch Mai là di tích lịch sử

VOV.VN - Việc bảo tồn, gìn giữ di tích một công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử quốc gia như Trạm phát sóng Bạch Mai là một việc làm hết sức cấp thiết.

Trăn trở bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Trăn trở bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

VOV.VN -Việc Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp được thông qua đã mở ra hy vọng cho bao nhiêu lớp nghệ nhân. 

Trăn trở bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

Trăn trở bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

VOV.VN -Việc Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp được thông qua đã mở ra hy vọng cho bao nhiêu lớp nghệ nhân.