Thưởng thức “Chuyện nhạc Tiếng tơ” trong lòng phố cổ Hà Nội

VOV.VN -Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam, buổi biểu diễn "Chuyện nhạc tiếng tơ" mang đến không gian âm nhạc truyền thống đặc sắc

Tối 23/11, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra chương trình Biểu diễn âm nhạc nghệ thuật “Chuyện nhạc Tiếng tơ” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc. 
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam năm 2019 với chủ đề “Tiếng tơ”.
Chương trình có ý nghĩa phục dựng lại thanh âm chất liệu cổ và quý trong ca-nhạc cổ truyền Việt Nam đã thất truyền từ gần một thế kỷ nay, mang đến cho khán giả những ấn tượng đẹp,khơi gợi niềm đam mê, ý thức phục hồi sử dụng nhạc cụ dây tơ, hát nhạc truyền thống và bảo tồn các giá trị văn hóa của âm nhạc truyền thống Việt Nam. 
Trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, lần lượt các loại hình âm nhạc cổ truyền được giới thiệu là: hát chèo, ca trù, chầu văn, hát tuồng, hát xẩm, ca Huế,....
Khán giả được thưởng thức giọng ca ngọt ngào, đằm thắm của những nghệ nhân hàng đầu như nghệ sĩ Thúy Ngần, Kim Liên, Thu Thảo.
Những thanh âm của các nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, đàn hồ, đàn nhị, trống cơm, đàn nguyệt… hòa quyện với lời ca, tiếng hát, của các nghệ sỹ hàng đầu và các nhạc công mẫu mực, tạo nên một bức tranh văn hóa đẹp về con người, văn minh và lịch sử của phố cổ Thủ Đô.
Một trong những màn trình diễn được mong chờ hơn cả là sự xuất hiện của nàng Xúy Vân nổi tiếng trong làng chèo. 
Khán giả như bị cuốn vào đôi mắt, cử chỉ, hành động của nàng Xúy Vân trên sân khấu.
NSND Minh Gái mang đến cho khán giả màn tuồng cổ "Nguyệt cô hóa cáo".
NSND Minh Gái khiến người xem xúc động khi lột tả sự đớn đau của Hồ Nguyệt Cô khi bị lấy mất viên ngọc người, trở lại thân hình cáo.
Tiết mục Hề chèo: Hề đồng - phù thủy được biểu diễn bởi NSƯT Mạnh Phóng. 
Buổi biểu diễn không chỉ thu hút được nhiều các khán thính giả lớn tuổi, mà còn rất nhiều các bạn trẻ thủ đô và du khách quốc tế tham dự. 
Không chỉ phục dựng lại lối hát cổ, trong khuôn khổ chương trình còn tái hiện lại nghi thức thưởng thức nhạc cổ thông qua việc "bỏ thẻ" để tặng thưởng cho những ai hát hay, đàn giỏi như các cụ đã áp dụng trước đây. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Loay hoay bảo tồn Tháp Chăm gắn với phát triển du lịch
Loay hoay bảo tồn Tháp Chăm gắn với phát triển du lịch

VOV.VN - Tháp Đôi nằm giữa lòng trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Việc khai thác di tích này chưa tương xứng với giá trị, tiềm năng vốn có. 

Loay hoay bảo tồn Tháp Chăm gắn với phát triển du lịch

Loay hoay bảo tồn Tháp Chăm gắn với phát triển du lịch

VOV.VN - Tháp Đôi nằm giữa lòng trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Việc khai thác di tích này chưa tương xứng với giá trị, tiềm năng vốn có. 

Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới
Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới

VOV.VN -Khu vực đề cử sẽ gồm 3 khu vực là Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp).

Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới

Lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận văn hóa Óc Eo là di sản thế giới

VOV.VN -Khu vực đề cử sẽ gồm 3 khu vực là Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang), Khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) và Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp).

Khai mạc chương trình “Tiếng tơ” chào mừng Ngày di sản Việt Nam
Khai mạc chương trình “Tiếng tơ” chào mừng Ngày di sản Việt Nam

VOV.VN - Người dân phố cổ và du khách sẽ được thưởng thức các chương trình nghệ thuật gắn với tơ lụa truyền thống của người Việt. 

Khai mạc chương trình “Tiếng tơ” chào mừng Ngày di sản Việt Nam

Khai mạc chương trình “Tiếng tơ” chào mừng Ngày di sản Việt Nam

VOV.VN - Người dân phố cổ và du khách sẽ được thưởng thức các chương trình nghệ thuật gắn với tơ lụa truyền thống của người Việt.