Vinh dự và trách nhiệm khi Nghi lễ Thực hành Then được vinh danh

VOV.VN - Các nghệ nhân, nghệ sĩ đang nỗ lực đưa nghệ thuật dân gian Then tiến gần hơn với công chúng đương đại, góp phần làm cho câu Then Việt Bắc lan tỏa.

Nghi lễ Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vừa chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái, đặc biệt là với những nghệ nhân dân gian bởi họ chính là những người góp công lớn trong việc gìn giữ, lưu truyền và phát huy loại hình văn hóa dân gian đặc sắc này. 

Nghệ nhân ưu tú Lưu Đình Bạo ( Xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) là một "Thầy Then" có tiếng trong vùng.  Việc được vinh danh là niềm vinh dự, tự hào không chỉ đối với riêng những nghệ nhân mà đó là niềm vui chung của đồng bào các dân tộc anh em.

78 tuổi đời, Nghệ nhân ưu tú Lưu Đình Bạo, thôn Quan Nưa, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã có 38 năm gắn bó với then. Là một “Thầy Then” có tiếng trong vùng, ông bảo: Then không chỉ là nghi lễ tâm linh mà đó còn là đời sống văn hóa, tinh thần, là hồn cốt của đồng bào nơi đây.

"Then được vinh danh như thế này bản thân tôi thấy vui mừng, nghề của tôi được vinh danh như thế chúng tôi có thêm động lực còn phát huy sau này còn truyền cho con, cho cháu và nhiều thế hệ khác. Tôi không truyền được, con tôi không truyền được thì sau này nó sẽ mai một" - nghệ nhân Lưu Đình Bạo chia sẻ.

Nghệ nhân Mã Trung Trực (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) tin tưởng, việc được vinh danh sẽ có thêm nhiều bạn trẻ biết và đam mê với những điệu then, tiếng tính quê hương.

Nghệ nhân Mã Trung Trực sinh ra và lớn lên ở vùng hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.  Không chỉ là một nghệ nhân có tiếng với chất giọng ấm áp cùng ngón đàn mượt mà trên những cây đàn do chính tay anh chế tạo, anh còn thành lập các câu lạc bộ hát then đàn tính, vừa để duy trì phong trào, vừa phục vụ du khách tham quan hồ Ba Bể. Ngôi nhà sàn của anh cũng là nơi tổ chức các lớp dạy đàn, hát cho các cháu thanh, thiếu nhi và những người yêu then tính trong vùng, 2 vợ chồng anh cũng chính là giảng viên đứng lớp. 

Trước thông tin Nghi lễ thực hành Then được UNESCO vinh danh, nghệ nhân Mã Trung Trực bộc bạch: "Cá nhân tôi là người lưu giữ văn hóa hát then đàn tính và dạy hát then đàn tính, tôi thấy vui vì thế hệ trẻ nay rất quan tâm đến thể loại này. Và đó cũng là động lực để tôi thấy mình có trách nhiệm cần truyền dạy nhiều hơn những gì mình biết cho thế hệ trẻ hôm nay".

Lạng Sơn cũng là một trong những cái nôi của Then. Toàn tỉnh có khoảng 100 câu lạc bộ Hát then thuộc Hội bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Việc nỗ lực để nghi lễ Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã khó, gìn giữ và phát huy được giá trị Di sản càng đặt ra trách nhiệm lớn lao hơn. 

Ông Phan Văn Hòa, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Có vinh dự lớn như thế này để chúng ta tiếp tục lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị hát then trên địa bàn toàn tỉnh. Đó là hướng dẫn các Trung tâm văn hóa thể thao và truyền thông, Phòng Văn hóa thông tin các huyện, thành phố để họ hướng dẫn đến các câu lạc bộ ở các cấp xã, thị trấn, thôn bản phát huy các làn điệu then trên địa bàn".

NSND Triệu Thủy Tiên (áo đen) và các nghệ nhân Tày, Nùng trong chuyến biểu diễn giới thiệu Then tại thủ đô Paris (Pháp).

Một đời gắn bó với Then, NSND Triệu Thủy Tiên - Nguyên Trưởng đoàn Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn, hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo tồn dân ca Lạng Sơn vẫn đang miệt mài để Then lan tỏa trong đời sống cộng đồng. Bà đã rất nhiều lần góp phần đưa  Then xuống Hà Nội biểu diễn.

“Đưa then xuống phố là nguyện vọng, là tâm nguyện của rất nhiều người, đặc biệt là những người đã yêu mến nghệ thuật hát then như chúng tôi. Đưa then xuống phố cũng là một dịp để được quảng bá những giá trị của nghệ thuật diễn xướng then. Sự đón nhận của khán giả thủ đô, sự đón nhận của những du khách nước ngoài ở thủ đô đến tham gia vào những buổi trình diễn, chúng tôi nhận thấy rằng họ rất là thích. Có thể nói cái giá trị nhân văn của nghệ thuật diễn xướng then nó thực sự là được lan tỏa” - NSND Triệu Thủy Tiên bày tỏ.

Lặng thầm và say mê, các nghệ nhân, nghệ sĩ đang nỗ lực đưa nghệ thuật dân gian Then tiến gần hơn với công chúng đương đại, góp phần làm cho câu Then Việt Bắc lan tỏa, thăng hoa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đô thị hóa đang đe dọa di sản văn hóa tại TPHCM
Đô thị hóa đang đe dọa di sản văn hóa tại TPHCM

VOV.VN -Hiện nay các di sản văn hóa, không gian kiến trúc đô thị có phần bị biến dạng, biến mất hoặc đang bị đe dọa trước áp lực về quá trình đô thị hóa.

Đô thị hóa đang đe dọa di sản văn hóa tại TPHCM

Đô thị hóa đang đe dọa di sản văn hóa tại TPHCM

VOV.VN -Hiện nay các di sản văn hóa, không gian kiến trúc đô thị có phần bị biến dạng, biến mất hoặc đang bị đe dọa trước áp lực về quá trình đô thị hóa.

UNESCO công nhận “Thực hành Then” là di sản văn hóa thế giới
UNESCO công nhận “Thực hành Then” là di sản văn hóa thế giới

VOV.VN - Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.

UNESCO công nhận “Thực hành Then” là di sản văn hóa thế giới

UNESCO công nhận “Thực hành Then” là di sản văn hóa thế giới

VOV.VN - Việc UNESCO ghi danh Thực hành Then làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Ký kết hợp tác đưa di sản văn hóa vào trường học ở Thừa Thiên Huế
Ký kết hợp tác đưa di sản văn hóa vào trường học ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN -Sáng nay (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác giáo dục.

Ký kết hợp tác đưa di sản văn hóa vào trường học ở Thừa Thiên Huế

Ký kết hợp tác đưa di sản văn hóa vào trường học ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN -Sáng nay (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế ký kết biên bản ghi nhớ chương trình hợp tác giáo dục.