Xem lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Ê Đê tại Hà Nội

VOV.VN - Đối với dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng, cây nêu mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong các nghi lễ truyền thống.

Trong khuôn khổ các hoạt động đặc sắc của Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam diễn ra từ ngày 19-21/4, nghi lễ "Cúng cây nêu cầu an" đã được đồng bào dân tộc Ê Đê tái hiện ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Đây là một trong những sinh hoạt văn hóa, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và là nghi lễ vừa có tính chất tâm linh, vừa có tính thực tiễn trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê.
Lễ cúng cây nêu cầu an được người dân trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện khao khát điều tốt đẹp, ấm no đến với người dân bản làng.
Cây nêu thường được dựng trong nhà dài hoạt ngoài sân, được trang trí bằng cách treo bông vải hoặc những bó chỉ màu buộc từng chùm.
Mọi người trong gia đình chuẩn bị những vật liệu cho lễ cúng cây nêu cầu an.
Đối với dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng, cây nêu mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống.
Để bắt đầu cho buổi lễ được diễn ra suôn sẻ, các nghệ nhân vác cây nêu đặt ra giữa bãi đất trống phía trước nhà rông. Những chóe rượu cần thơm ngọt, lễ vật cúng thần linh cũng được bê ra đặt cẩn thận phía dưới cây nêu.
Sau khi tiếng chiêng chào mời, đón khách đã dừng hẳn cũng là lúc nghi lễ được bắt đầu với nghi thức “cúng sức khỏe”.
Nghi thức cúng sức khỏe được tổ chức thường xuyên để cầu xin các vị thần luôn che chở phù hộ cho chủ nhà, những người thân thuộc trong gia đình, dòng họ dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Nghi thức cúng đeo vòng và dây chuỗi hạt được người Ê Đê quan tâm hầu hết trong các nghi lễ cúng vòng đời người. Họ gửi gắm lời cầu an, chúc sức khỏe, cầu mong điều tốt lành đến với già đình chủ nhà.
Sau khi các nghi thức trong nghi lễ thực hiện xong, chủ nhà mời rượu, mời cơm những người có vai vế trong dòng tộc. 
Sau khi chủ nhà đã dùng nắm cơm, miếng thịt thì phụ nữ trong dòng họ sẽ được mời lần lượt ăn theo thứ tự. 
Sau đó, cơm sẽ được dọn riêng cho những người đàn ông cùng dùng chung, điều này thể hiện tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ cộng đồng.
Khi nghi lễ cúng cây nêu cầu an đã hoàn tất, mọi người được mời uống rượu cần chung vui và cùng chúc cho chủ nhà và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai mạc “Những ngày Văn hoá Nhật Bản tại Quảng Nam”
Khai mạc “Những ngày Văn hoá Nhật Bản tại Quảng Nam”

VOV.VN - Tối nay (17/8) diễn ra lễ khai mạc sự kiện "Những ngày Văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam" và “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản”.

Khai mạc “Những ngày Văn hoá Nhật Bản tại Quảng Nam”

Khai mạc “Những ngày Văn hoá Nhật Bản tại Quảng Nam”

VOV.VN - Tối nay (17/8) diễn ra lễ khai mạc sự kiện "Những ngày Văn hóa Nhật Bản tại Quảng Nam" và “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản”.

Giao lưu nghệ thuật nhân Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nam
Giao lưu nghệ thuật nhân Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nam

VOV.VN - Vừa qua, tỉnh Hà Nam phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh Gyeonggi-do (Hàn Quốc) tổ chức đêm hội giao lưu văn hoá Hàn Quốc – Hà Nam.

Giao lưu nghệ thuật nhân Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nam

Giao lưu nghệ thuật nhân Ngày Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nam

VOV.VN - Vừa qua, tỉnh Hà Nam phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh Gyeonggi-do (Hàn Quốc) tổ chức đêm hội giao lưu văn hoá Hàn Quốc – Hà Nam.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019: Bản hòa âm đa sắc
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019: Bản hòa âm đa sắc

VOV.VN - Đây là dịp để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa...

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019: Bản hòa âm đa sắc

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2019: Bản hòa âm đa sắc

VOV.VN - Đây là dịp để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa...