Hiệu quả kép từ nuôi vọp, ốc len dưới tán rừng ngập mặn ở Sóc Trăng

VOV.VN - Mô hình nuôi ốc len, vọp dưới tán rừng ngập mặn mang lại hiệu quả cao, người dân có thu nhập ổn định, vừa giúp bảo vệ, phát triển rừng tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng hơn 1.780ha, tập trung tại các xã An Thạnh 3, An Thạnh Nam, An Thạnh Đông, Đại Ân 1… Để bảo vệ rừng hiệu quả, tránh các trường hợp chặt phá cây rừng và ngăn chặn việc săn bắt các loài thủy, hải sản sinh sống dưới tán rừng, thời gian qua, huyện Cù Lao Dung đã thành lập nhiều tổ trồng, bảo vệ rừng và các nhóm nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng như ốc len, vọp…

Anh anh Trần Văn Khỏe, xã An Thạnh 3 là thành viên Tổ trồng và bảo vệ rừng, đồng thời cũng tham gia Nhóm nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng cho biết, anh vào Tổ trồng và bảo vệ rừng năm 2020 trong thời điểm hộ dân tham gia bảo vệ rừng được các đơn vị liên quan hỗ trợ giống vọp, ốc len để nuôi dưới tán rừng...

Anh khỏe đang duy trì nuôi vọp, ốc len dưới tán rừng với diện tích 2ha, với số lượng ốc len hơn 700kg và vọp là 3 tấn do Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (MD-ICRSL) hỗ trợ. Vọp, ốc len nuôi trong khoảng thời gian 4 tháng đã cho thu hoạch, thu về lợi nhuận hàng chục triệu đồng trong năm.

Trong năm 2022, anh Khoẻ đã thu hoạch 600kg ốc len, giá bán 80.000 đồng/kg, số tiền bán ốc len hơn 30 triệu đồng và sau tết Nguyên đán năm 2023 đã thu hoạch hết số lượng ốc len giống được hỗ trợ. Riêng với vọp, sản lượng khoảng 6 tấn, giá bán 30.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 18 triệu đồng…

Việc nuôi vọp, ốc len dưới tán rừng không tốn chi phí thức ăn và khâu chăm sóc, bởi vọp, ốc len sinh sống dưới tán rừng có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cung cấp hàng ngày nên chúng phát triển rất tốt. Để bảo vệ số lượng thủy sản thả nuôi dưới tán rừng, hộ dân chỉ cần bao lưới xung quanh diện tích nuôi thủy sản và chờ đến ngày thu hoạch.

Theo Ban Quản lý Tiểu dự án 7 (thuộc Dự án MD-ICRSL), đến tháng 11/2022, diện tích triển khai dự án tại huyện Cụ Lao Dung đạt trên 1.760 ha, với hơn 400 hộ dân tham gia. Dự án cũng phát triển 2 tổ hợp tác thành 2 nhóm đồng quản lý rừng, nâng tổng số lên 3 nhóm đồng quản lý.

Đối với những hộ có gắn hoạt động du lịch thu nhập bình quân hàng tháng tăng từ 4-5 triệu đồng/tháng. Khi có dự án triển khai, không có hiện tượng diện tích rừng bị phá do vi phạm.. Các thành viên tổ hợp tác đều tuân thủ quy chế hoạt động của tổ nhóm.

Theo Ban Quản lý Trung ương các dự án Thuỷ lợi (CPO Thuỷ lợi), qua 6 năm thực hiện, Dự án MD-ICRSL do Ngân hàng Thế giới (WB) đã hỗ trợ đã giúp hơn 1 triệu nông dân địa phương chuyển đổi sang những hình thức sản xuất thích ứng với khí hậu và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện ĐBSCL đang phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Để tìm giải pháp và tăng cường thêm các nguồn lực cho ĐBSCL, vừa qua Bộ NN&PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội thảo về đề xuất dự án Chống chịu khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long (WB11).

Theo tổng hợp đề xuất của CPO Thủy lợi, Dự án WB 11 với mục tiêu tăng cường tính chống chịu khí hậu và nâng cao sinh kế tại các địa phương tham gia dự án ở 9 tỉnh vùng ĐBSCL, gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang.

Dự án sẽ tập trung thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình, nhằm giải quyết vấn đề, cải thiện, phát triển chuỗi ngành hàng chủ lực, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, chuyển đổi mô hình phát triển từ phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung, phát triển cụm ngành kinh tế nông nghiệp gắn kết với các khu đô thị hóa, công nghiệp hóa và du lịch, từ đó tạo ra công việc làm, thu nhập cao hơn cho người lao động.

Dự án WB 11 dự kiến có 3 hợp phần: Hợp phần 1 sẽ tăng cường thể chế và các hệ thống thông tin; Hợp phần 2 đi vào đầu tư hạ tầng chống chịu khí hậu cấp vùng; Hợp phần 3 là thúc đẩy đa dạng sinh kế và kinh tế nông thôn thích ứng biến đổi khí hậu. Về tiến độ triển khai Dự án WB 11, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ nỗ lực để tháng 12/2023 sẽ có những dự án thành phần đầu tiên trình lãnh đạo Ngân hàng Thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường địa ốc Đà Nẵng cần thêm nguồn cung cao cấp, chất lượng
Thị trường địa ốc Đà Nẵng cần thêm nguồn cung cao cấp, chất lượng

VOV.VN - Đến năm 2030 Đà Nẵng sẽ có hơn 1,5 triệu dân. Với luồng di cư đến Đà Nẵng ngày càng lớn cùng yêu cầu chất lượng sống không ngừng tăng cao, mở ra dư địa lớn cho những sản phẩm bất động sản cao cấp, hiện đại, đầy đủ tiện ích ở vị trí đắc địa.

Thị trường địa ốc Đà Nẵng cần thêm nguồn cung cao cấp, chất lượng

Thị trường địa ốc Đà Nẵng cần thêm nguồn cung cao cấp, chất lượng

VOV.VN - Đến năm 2030 Đà Nẵng sẽ có hơn 1,5 triệu dân. Với luồng di cư đến Đà Nẵng ngày càng lớn cùng yêu cầu chất lượng sống không ngừng tăng cao, mở ra dư địa lớn cho những sản phẩm bất động sản cao cấp, hiện đại, đầy đủ tiện ích ở vị trí đắc địa.

Loại ốc bé như cúc áo, chỉ bán theo lon, dân buôn ngày thu hơn triệu đồng
Loại ốc bé như cúc áo, chỉ bán theo lon, dân buôn ngày thu hơn triệu đồng

VOV.VN - Ốc lễ hay còn gọi là ốc ruốc, ốc chép là một loại ốc biển có kích cỡ nhỏ như cúc áo. Loại ốc này cách bán rất đặc biệt, không bán theo cân mà người dân thường đong theo lon sữa bò để bán cho khách.

Loại ốc bé như cúc áo, chỉ bán theo lon, dân buôn ngày thu hơn triệu đồng

Loại ốc bé như cúc áo, chỉ bán theo lon, dân buôn ngày thu hơn triệu đồng

VOV.VN - Ốc lễ hay còn gọi là ốc ruốc, ốc chép là một loại ốc biển có kích cỡ nhỏ như cúc áo. Loại ốc này cách bán rất đặc biệt, không bán theo cân mà người dân thường đong theo lon sữa bò để bán cho khách.

Ốc khế khan hiếm, có tiền chưa chắc đã mua được
Ốc khế khan hiếm, có tiền chưa chắc đã mua được

VOV.VN - Được biết đến là loại ốc lớn với thịt trắng, dai giòn và bổ dưỡng, ốc khế phát triển chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới. Tuy nhiên, loài ốc này khá khan hiếm, số lượng ít nên không phải khi nào thực khách cũng có thể đặt được

Ốc khế khan hiếm, có tiền chưa chắc đã mua được

Ốc khế khan hiếm, có tiền chưa chắc đã mua được

VOV.VN - Được biết đến là loại ốc lớn với thịt trắng, dai giòn và bổ dưỡng, ốc khế phát triển chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới. Tuy nhiên, loài ốc này khá khan hiếm, số lượng ít nên không phải khi nào thực khách cũng có thể đặt được