Câu chuyện “buôn thúng bán mẹt” thú vị của CEO Hà Thanh Bình

VOV.VN - Tự nhận mình khởi nghiệp từ “buôn thúng bán mẹt”, CEO Hà Thanh Bình - Chủ thương hiệu trái cây Goldfruit (GF) đã có những chia sẻ bất ngờ về con đường thành công.

Từ thu nhập “thấp nhất xã hội”, Hà Thanh Bình đã bứt phá ngoạn mục để đưa GF trở thành thương hiệu quen thuộc với cộng đồng.

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất rừng cọ đồi chè Phú Thọ, chị Hà Thanh Bình Tốt nghiệp khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2009, chị Thanh Bình được khoa Địa lý giữ lại làm quản lí sinh viên. Mặc dù vậy, với niềm đam mê nghề tay trái là làm kinh doanh và mong muốn khẳng định bản thân, chị Thanh Bình đã quyết tâm rời khỏi mái trường sư phạm để phát triển thị trường chuỗi trái cây GF.

Năm 2013 Hà Thanh Bình bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trái cây. “Nói kinh doanh cho nó oách chứ thật ra đúng kiểu buôn thúng bán mẹt. Một phần do yêu thích kinh doanh, phần do kinh tế. Hồi đó lương kỹ sư của chồng chỉ 5 triệu, còn lương của mình thì chỉ… 2 triệu đồng. Nói chung là thấp nhất xã hội, nghèo, chỉ đủ tiền nuôi con”, nữ CEO hài hước chia sẻ.

Hà Thanh Bình cho biết, hồi đó chị chọn kinh doanh trái cây bởi thời điểm đó không quá nhiều người bán như giờ nên tệp khách còn quá nhiều để khai thác. Hơn nữa chị thực sự thích kinh doanh trái cây, mặc dù khó làm, nhiều rủi ro hơn những sản phẩm khác.

Thật bất ngờ khi Hà Thanh Bình chia sẻ: “Và vợ chồng mình thất bại ngay từ đầu. Nguyên nhân cực đơn giản, bán trái cây nhập khẩu thì tệp khách sang nhiều, vị trí cực quan trọng. Nhưng để tiết kiệm chi phí, mình tìm cửa hàng nhỏ, vị trí không đẹp gần chợ Nghĩa Tân, Hà Nội nên khách mua lẻ ít, khách quen thì tìm hoa mắt mới thấy. Quan trọng nhất, mình không bán online do tâm lý ngại ngùng, sợ sinh viên đọc những lời quảng cáo trên facebook mất hình ảnh. Mình đã không vượt qua chính mình trong vòng 5 tháng. Và vợ chồng mình “lỗ sấp mặt”, lỗ đến nản lòng. Nghèo nhưng ăn sang chảnh toàn táo, nho, cherry héo do… bán ế”.

Đây cũng là một trong những “bài học” về khởi nghiệp mà nữ CEO muốn chia sẻ với cộng đồng. Và câu chuyện phía sau mới thực sự khiến nhiều người phải thay đổi suy nghĩ.

“Và quan trọng nhất thay đổi tư duy - thay đổi cuộc đời”, suy nghĩ này gần như là slogan của Hà Thanh Bình lúc đó. Chị chấp nhận lỗ chi phí đầu tư sửa chữa, biển bảng, tiền thuê nhà của cửa hàng, tìm mặt đường to, vị trí đẹp và bắt đầu lại “chiến dịch” của mình. Số 291 Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội) trở thành nền móng cho sự thành công sau này của GF. Có thể nói, thành công đến nỗi sau này khách hàng đã gọi chị là “Bình Tô Hiệu” khi nhắc đến GF. Sau khi quyết định liều lĩnh một là “cuộc đời nở hoa”, hai là “cuộc sống bế tắc” với showroom hoành tráng ở 291 Tô Hiệu, riêng bán cho khách hàng vãng lai có thể đủ chi phí duy trì cửa hàng. CEO gọi đó là “chạm ngón tay tới thành công!”

Và để chạm cả bàn tay đến thành công, Hà Thanh Bình đành “gạt sĩ diện sang một bên” để tiếp cận kênh bán hàng trên mạng xã hội. “Mình từng rất phục các anh chị bán hàng bài nào cũng cả 100 bình luận, tương tác quá tốt. Và mình học theo. Lúc đó mình hiểu rằng có được tập khách hàng lớn là quan trọng thế nào. Nên vừa làm tại trường, mình tranh thủ “gạt sĩ diện” sang một bên, bán hàng cho các thầy cô trong khoa, cho các sự kiện hội thảo của khoa, giới thiệu sản phẩm tới các khoa khác và phòng ban trên trường. Thậm chí sinh viên mua ủng hộ “cô Bình” rất nhiều. Mua đi biếu tặng, mua cho các kỳ bảo vệ luận văn, hội thảo... Chẳng ngại ngần gì cả vì mình lao động chân chính”.

Từ câu chuyện này, nữ CEO cũng khẳng định, khởi nghiệp không hề đơn giản, không cố gắng nỗ lực thì không thể vượt qua được những lúc khó khăn nhất về vật chất, thể chất và tinh thần. Như Thanh Bình nói, thì là sự “cần mẫn như một con ong”.

Để tìm được chỗ đứng trên thị trường, GF đã đưa ra những chính sách và mục tiêu cụ thể như: Sản phẩm chuẩn nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo tươi sạch; chính sách bao hàng một đổi một nếu sản phẩm dập, hỏng; thường xuyên chạy khuyến mại, giá shock; giá cả cạnh tranh nhất cho sản phẩm tươi ngon. Ngoài ra, Hà Thanh Bình còn chú ý đào tạo kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, mẫu mã bao bì, túi hộp của GF được thiết kế đẹp..., đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào các dịp lễ tết quan trọng để mang làm quà tặng. Khi đã đứng vững trên thị trường, GF mở rộng chuỗi cửa hàng và chuyển nhượng thương hiệu tới một số tỉnh/thành phố.

Và bất kỳ ai cũng có thể nhận ra, Goldfruit đã thực sự phát triển và rất đông khách. Bắt đầu từ những trái cây bán lẻ, ít ai có thể tưởng tượng được Hà Thanh Bình có ngày lại trở thành bà chủ của thương hiệu trái cây GF nổi tiếng. Không chỉ sở hữu chuỗi cửa hàng GF được nhiều người biết đến, CEO Hà Thanh Bình còn là biểu tượng khởi nghiệp được giới trẻ hâm mộ, học tập. Điều gì đã làm nên thành công của Hà Thanh Bình và GF? Một phần câu chuyện của chị đã là câu trả lời cho những ai muốn biết!

Và để trả lời cho câu hỏi của nhiều bạn trẻ ngày nay: Cần đầu tư những gì để kinh doanh khởi nghiệp? CEO Hà Thanh Bình nói: “Đầu tư vào bản thân các bạn ạ. Đó là sự đầu tư thông minh khôn ngoan nhất cho khởi nghiệp. Thời đại 4.0 ở đâu cũng có thể học được những kỹ năng cơ bản nhất để bán hàng, kinh doanh:  kỹ năng nói, viết content, kỹ năng livestream, sử dụng facebook hay các công cụ khác. Không thiếu lớp, không thiếu thầy dậy. Khi bản thân tự tin đầy đủ các kỹ năng thì làm gì cũng dễ”.

CEO Hà Thanh Bình cũng cho biết, chị sẵn sàng tư vấn cho những người có đam mê và quyết tâm khởi nghiệp. Chỉ cần họ xác định được mục tiêu của đời mình và hành động quyết liệt để thành công.

- CEO Hà Thanh Bình hiện đang sở hữu chuỗi 9 cửa hàng Goldfruit bán lẻ tại Hà Nội, 1 kho tổng bán buôn và điều hành hàng hoá cho các cơ sở bán lẻ. 15 cửa hàng nhượng quyền các tỉnh phía Bắc. Đồng thời là người sáng lập, cổ đông chính của công ty thực phẩm Wikifood - Công ty chuyên nhập khẩu, phân phối thực phẩm cho các siêu thị vừa và nhỏ, các cửa hàng TPS.

- Địa chỉ cửa hàng: GF tại Hà Nội: Shophouse B3.09 Vinhomesgardenia Hàm Nghi – Mỹ Đình, Số 74 – LK 6A – Nguyễn Văn Lộc – Hà Đông; Shophouse B05 – Times city; Shophouse 12- Park 7 Times city; Shop 102 – C9 – Tô Hiệu - Cầu Giấy; Kho: ngõ 6 -Trần Quốc Hoàn, Hà Nội.

GF tại các tỉnh: Phú Thọ, Thường Tín, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Yên…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lời khuyên khởi nghiệp giữa mùa dịch của CEO công nghệ Nguyễn Minh Khôi
Lời khuyên khởi nghiệp giữa mùa dịch của CEO công nghệ Nguyễn Minh Khôi

VOV.VN - Suốt chặng đường dài khởi nghiệp, đi qua bao khó khăn vất vả nhưng Nguyễn Minh Khôi vẫn luôn nỗ lực hết mình để gặt hái được ‘trái ngọt’ thành công cùng Công ty Badan do mình sáng lập.

Lời khuyên khởi nghiệp giữa mùa dịch của CEO công nghệ Nguyễn Minh Khôi

Lời khuyên khởi nghiệp giữa mùa dịch của CEO công nghệ Nguyễn Minh Khôi

VOV.VN - Suốt chặng đường dài khởi nghiệp, đi qua bao khó khăn vất vả nhưng Nguyễn Minh Khôi vẫn luôn nỗ lực hết mình để gặt hái được ‘trái ngọt’ thành công cùng Công ty Badan do mình sáng lập.

Kinh nghiệm quý về khởi nghiệp của nữ CEO nổi tiếng nước Mỹ
Kinh nghiệm quý về khởi nghiệp của nữ CEO nổi tiếng nước Mỹ

VOV.VN - Trò chuyện với các bạn trẻ mới khởi nghiệp tại Việt Nam, nữ CEO Mỹ nổi tiếng cho hay, vào thời điểm khó khăn nhất bà đã tìm thấy sức mạnh phi thường.

Kinh nghiệm quý về khởi nghiệp của nữ CEO nổi tiếng nước Mỹ

Kinh nghiệm quý về khởi nghiệp của nữ CEO nổi tiếng nước Mỹ

VOV.VN - Trò chuyện với các bạn trẻ mới khởi nghiệp tại Việt Nam, nữ CEO Mỹ nổi tiếng cho hay, vào thời điểm khó khăn nhất bà đã tìm thấy sức mạnh phi thường.

Bí quyết thành công của các CEO mới khởi nghiệp
Bí quyết thành công của các CEO mới khởi nghiệp

VOV.VN - Tuyển người giỏi, vì lợi ích tập thể, can đảm, không ngại làm khác… là những bí quyết thành công của các CEO mới khởi nghiệp, theo Business Insider.

Bí quyết thành công của các CEO mới khởi nghiệp

Bí quyết thành công của các CEO mới khởi nghiệp

VOV.VN - Tuyển người giỏi, vì lợi ích tập thể, can đảm, không ngại làm khác… là những bí quyết thành công của các CEO mới khởi nghiệp, theo Business Insider.