bTaskee đã thay đổi nhận thức về người giúp việc như thế nào?
VOV.VN - Từ lâu, hình ảnh người giúp việc gắn liền với những định kiến về sự phụ thuộc, không ổn định và thiếu chuyên nghiệp. Thế nhưng, bTaskee đã góp phần thay đổi toàn bộ nhận thức đó bằng những nỗ lực và bước tiến vượt bậc.
Không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ giúp việc nhà cho khách hàng, bTaskee còn đang từng bước chuyên nghiệp hóa ngành nghề này, từ đó nâng cao vị thế của người giúp việc trong xã hội hiện đại.
Cộng đồng Tasker: Khởi đầu hành trình chuyên nghiệp hóa
Tasker là tên gọi chính thức của Cộng tác viên giúp việc bTaskee, bên cạnh những tên khác như bTasker hay “chị Ong”. Ngay từ những ngày đầu, bTaskee đã xác định đội ngũ Tasker là cốt lõi, yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Với sự đầu tư bài bản vào đào tạo và quản lý, cộng đồng Tasker đã trở thành điểm nhấn trong quá trình phát triển của bTaskee, giúp định hình bản sắc thương hiệu.
Thông qua cộng đồng, bTaskee đã xây dựng một quy trình tuyển dụng - đào tạo - quản lý bài bản, đảm bảo mỗi Tasker đều có chuyên môn cao và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Quy trình này bao gồm xác minh lý lịch cá nhân, đánh giá năng lực và tham gia các khóa đào tạo kỹ năng. Đây chính là bước quan trọng để bTaskee đảm bảo chất lượng dịch vụ với khách hàng.
Bên cạnh đó, thương hiệu còn thực hiện nhiều chính sách chăm sóc và khuyến khích Tasker như các chương trình tri ân hay các hoạt động phát triển năng lực. Từ đó giúp duy trì sự ổn định của đội ngũ “chị Ong” và tạo ra một cộng đồng gắn kết, ở đó các chị có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
Dấu ấn nổi bật nhất cho quá trình này là việc xây dựng Trung tâm đào tạo nghề giúp việc đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao trình độ của Tasker, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành, góp phần thay đổi nhận thức về nghề và người giúp việc.
Cho đến nay, mọi Tasker đều được khách hàng đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, khả năng sử dụng công nghệ và thái độ tích cực trong mọi hoàn cảnh. Cụ thể, trong hơn 650.000 khách hàng, có đến 98% tỷ lệ hài lòng về dịch vụ. Từ đó, thu nhập của các chị cũng được cải thiện đáng kể, góp phần cải thiện cuộc sống.
Sự cân bằng giữa khách hàng và Tasker
Một điểm nhấn khác mà bTaskee mang lại chính là môi trường cung ứng dịch vụ công bằng cho cả người dùng và Tasker. Khách hàng có thể linh hoạt đăng việc, trong khi đó, Tasker cũng có quyền chủ động nhận việc và quản lý lịch làm việc của mình thông qua ứng dụng dành riêng cho họ (bTaskee Partner). Mô hình này không chỉ giúp quá trình đặt dịch vụ trở nên nhanh chóng, mà còn đảm bảo sự bình đẳng giữa hai bên.
Ngoài ra, ứng dụng bTaskee vừa qua cho ra mắt tính năng nhắn tin và đặt lịch trực tiếp với Tasker, giúp khách hàng và “chị Ong” dễ dàng trao đổi và sắp xếp thời gian phù hợp. Đây được xem là một trong những tính năng đột phá nhất mà thương hiệu từng phát triển.
Mở rộng quy mô, tạo thêm giá trị cho cộng đồng
bTaskee đã giải quyết bài toán việc làm cho hơn 10.000 lao động tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Trong tương lai, thương hiệu còn dự kiến mở rộng đến nhiều tỉnh thành khác và quốc tế, hứa hẹn sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, công ty cũng triển khai nhiều chương trình phúc lợi dành cho Tasker và gia đình của họ như: "Trao Yêu Thương - Gửi Quà Tặng", “Đập Tan Thách Thức - Vượt Qua Giới Hạn”, “Quỹ học bổng bTaskee”...nhằm thể hiện sự quan tâm toàn diện đến đời sống của các chị. Qua đó thể hiện một môi trường làm việc đầy tính nhân văn, nơi công việc vừa là nguồn thu nhập và là sự sẻ chia, gắn kết.
Chị Tasker Lê Thị Chín là một nhà sáng tác âm nhạc và từng làm việc cho một tờ báo nổi tiếng. Chị đã có một bước ngoặt lớn khi quyết định gắn bó toàn thời gian với bTaskee đến nay đã được gần 5 năm. Chị chia sẻ rằng quyết định này được thôi thúc bởi những giá trị mà công việc Cộng tác viên bTaskee mang lại, đó là sự tự do, niềm vui khi phục vụ khách hàng, và đặc biệt là cơ hội được làm những điều mình yêu thích. Chính sự hạnh phúc đó đã truyền cảm hứng cho chị sáng tác ra những tác phẩm âm nhạc nổi bật cho riêng mình. Nhờ vậy, cuộc sống của chị trở nên cân bằng và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
“Công việc này vừa giúp mình có thu nhập ổn định, vừa cho phép mình linh hoạt thời gian làm việc, mang đến cho mình nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hy vọng mọi người ngày càng đón nhận công việc này với những suy nghĩ tích cực hơn” - Chị nói thêm.
Nhìn lại chặng đường đã qua, bTaskee đã không chỉ thay đổi góc nhìn của xã hội về nghề và người giúp việc, mà còn giúp nghề này bước vào thời kỳ chuyên nghiệp hóa, nơi mà người lao động được tôn trọng và có cơ hội phát triển bản thân. Qua đó, thương hiệu cũng góp phần xây dựng xã hội công bằng và văn minh hơn, ở đó mọi công việc đều được ghi nhận và trân trọng.