10 điều cản trở bạn đạt được mục tiêu của mình

VOV.VN - Ngoài trau dồi nhiều kỹ năng và làm việc chăm chỉ, bạn cũng cần phải từ bỏ một số điều được xem là trở ngại dưới đây để thành công.

1. Lười biếng và bào chữa

 Lười biếng và thói quen luôn bào chữa vì không làm việc chăm chỉ hoặc không cố gắng hết sức có thể trở thành trở ngại lớn nhất trên con đường chinh phục các mục tiêu. Điều này có thể khiến bạn dời công việc sang một ngày khác mà dường như không bao giờ tới. 

Bạn có thể tràn đầy ước mơ, hy vọng và động lực nhưng khi nói đến nỗ lực, bạn có xu hướng xao nhãng vì lười biếng. Và để biện minh cho sự xao nhãng của mình, bạn bắt đầu đưa ra sự bào chữa thiếu thuyết phục. Cần hiểu rằng nằm trên giường và lướt bảng tin mạng xã hội sẽ không bao giờ giúp đạt được ước mơ của bạn. Bạn cần bắt đầu làm việc ngay từ bây giờ. 

2. Thiếu kỷ luật

Tại sao tuân theo các quy tắc và quy định lại quan trọng? Đó là bởi kỷ luật dạy cho bạn cách giữ tập trung và động lực để đạt được mục tiêu của bạn. Kỷ luật dạy cho bạn về tầm quan trọng của thời gian trong cuộc sống. Bạn học được cách sống có tổ chức. Thiếu đặc điểm này có thể ảnh hưởng đến hành trình chinh phục mục tiêu của bạn. Vì thế, nếu là người không bao giờ để đồ đạc đúng chỗ, luôn luôn dậy trễ và không có lối sống hợp lý thì bạn cần phải bỏ thói quen này.

3. Sợ thất bại 

Có lẽ, không có ai sống mà không bao giờ đối mặt với thất bại trong đời. Đối mặt với thất bại không có nghĩa bạn là người thua cuộc. Thực tế, thất bại là cơ hội giúp bạn có thể học hỏi nhiều hơn. Thay vì nghĩ “lỡ như tôi thất bại”, bạn nên nghĩ rằng bạn sẽ có cơ hội cải thiện bản thân. Không dám cố gắng chỉ vì sợ thất bại có thể làm mất cơ hội vàng của bạn. 

4. Thiếu sự nhất quán trong nỗ lực của bạn

Mọi thứ bạn làm để đạt được mục tiêu của bạn cần có tính nhất quán. Nếu là người thiếu tính nhất quán trong cố gắng và nỗ lực, bạn có thể không đạt được mục tiêu của mình. Làm việc một hoặc hai ngày rồi sau đó bỏ dở 1 tuần thì sẽ không bao giờ mang lại thành công cho bạn. 

Chẳng hạn, nếu bạn đi tập gym được 3-4 ngày để có một cơ thể cân đối và sau đó, bạn ở nhà vào các tuần tới thì điều này sẽ không bao giờ mang lại kết quả như mong đợi.

5. Lựa chọn đường tắt

Đường tắt dường như khả thi và hiệu quả trong một khoảng thời gian nhưng luôn luôn lựa chọn đường tắt chưa bao giờ là một ý tưởng hay. Chọn đường tắt có thể không giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của các kỹ năng và hiểu biết của bạn.. Rốt cuộc, điều này sẽ trở thành thói quen chọn con đường dễ nhất. Ngay cả đường tắt cũng có một số hệ quả và việc lựa chọn đường tắt không phải luôn luôn dẫn tới thành công mà đôi khi nó có thể khiến bạn gặp rắc rối.

6. Không có khả năng làm việc nhóm

Có thể, có những lúc bạn cần phải làm việc nhóm. Đôi khi, làm việc nhóm rất quan trọng vì mỗi người có những kỹ năng và kiến thức khác nhau cùng kết hợp với nhau để đạt được một mục tiêu chung. Khi làm việc nhóm, bạn học hỏi được nhiều điều từ người khác. Không thể hợp tác với người khác chứng tỏ bạn không có khả năng làm việc với người khác. 

7. Quá tự tin về bản thân

Tự tin thực tế là một điều tốt và nó có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu của mình. Tuy nhiên, quá tự tin về bản thân và kỹ năng của bạn thì không tốt chút nào. Khi quá tự tin về bản thân, bạn không nỗ lực học hỏi những điều mới mẻ. Thay vào đó, bạn nghĩ rằng bạn biết mọi thứ và không cần có thêm bất kỹ năng mới nào nữa. 

8. Từ bỏ lập trường của bạn

Có những lúc có thể bạn không đạt được kết quả như mong đợi. Bạn sẽ phải đối mặt với thất bại và điều này thực sự khiến bạn bị tổn thương nhiều. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn sẽ từ bỏ một cách dễ dàng. 

Rõ ràng, các mục tiêu luôn đầy thử thách và để được các mục tiêu đó đòi hỏi sự chăm chỉ và quyết tâm. Khi chấp nhận thử thách và hoàn thành các mục tiêu, bạn có thể mở rộng tư duy, học hỏi những kỹ năng mới và trở thành một người mạnh mẽ. Dễ dàng từ bỏ sẽ không bao giờ mang lại cho bạn điều đó.

9. Sợ bị người khác phán xét

Người khác sẽ phán xét bạn suốt cuộc đời bạn và sẽ luôn mong kỳ vọng bạn đáp ứng các tiêu chuẩn của họ. Cho dù bạn làm và nói gì đi nữa, bạn cũng không thể làm vừa lòng mọi người xung quanh bạn. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên bỏ qua nỗi sợ bị phán xét. Hãy hiểu rằng mục tiêu của bạn quan trọng hơn suy nghĩ của người khác về bạn. Lo lắng về những gì người khác nói về bạn sẽ không bao giờ mang lại thành công.

10. Phàn nàn về hoàn cảnh

Ai cũng có những vấn đề của riêng mình nên do đó, đôi khi phàn nàn về rắc rối của bạn không phải là điều tốt. Điều đó chứng tỏ bạn không thể giải quyết vấn đề xảy ra trong cuộc sống của bạn. Thay vì phàn nàn thì bạn nên cố gắng giải quyết vấn đề. Cần hiểu rằng không ai có thể giải quyết vấn đề của bạn mà thực tế, chính bạn phải xem xét vấn đề đó./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc đáo góc phố bích hoạ tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội
Độc đáo góc phố bích hoạ tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội

VOV.VN - Các bức bích hoạ tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 được vẽ lên những bức tường tại một con phố ở Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của người dân.

Độc đáo góc phố bích hoạ tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội

Độc đáo góc phố bích hoạ tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Nội

VOV.VN - Các bức bích hoạ tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 được vẽ lên những bức tường tại một con phố ở Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của người dân.

Ngắm hoa muồng hoàng yến "nhuộm vàng" góc phố Hà Nội
Ngắm hoa muồng hoàng yến "nhuộm vàng" góc phố Hà Nội

VOV.VN - Tháng 6 trên nhiều con đường của Hà Nội, đâu đâu cũng rực rỡ sắc vàng của hoa muồng hoàng yến.

Ngắm hoa muồng hoàng yến "nhuộm vàng" góc phố Hà Nội

Ngắm hoa muồng hoàng yến "nhuộm vàng" góc phố Hà Nội

VOV.VN - Tháng 6 trên nhiều con đường của Hà Nội, đâu đâu cũng rực rỡ sắc vàng của hoa muồng hoàng yến.

Tết Đoan ngọ ở 3 miền khác nhau thế nào?
Tết Đoan ngọ ở 3 miền khác nhau thế nào?

VOV.VN - Tết Đoan Ngọ (5 tháng 5 âm lịch) ở Việt Nam còn gọi là Tết Giết sâu bọ, có nhiều khác biệt trong phong tục cúng Tết Đoan ngọ ở các vùng miền trên khắp đất nước.

Tết Đoan ngọ ở 3 miền khác nhau thế nào?

Tết Đoan ngọ ở 3 miền khác nhau thế nào?

VOV.VN - Tết Đoan Ngọ (5 tháng 5 âm lịch) ở Việt Nam còn gọi là Tết Giết sâu bọ, có nhiều khác biệt trong phong tục cúng Tết Đoan ngọ ở các vùng miền trên khắp đất nước.