Uống máu rắn, “ăn sống nuốt tươi” động vật hoang dã: Nguy cơ xuất hiện đại dịch mới

VOV.VN - Việc các binh lính uống máu rắn và “ăn sống nuốt tươi” các loài động vật hoang dã trong những cuộc tập trận thường niên có thể khiến nhân loại đứng trước nguy cơ đối mặt với các đại dịch mới.

Những binh lính uống máu rắn cũng như ăn các loại tắc kè và bọ cạp sống trong các khóa huấn luyện quân sự có nguy cơ mắc các bệnh dịch truyền nhiễm do virus corona gây nên và thậm chí có thể dẫn đến hiểm họa của một đại dịch mới, các nhà hoạt động môi trường cảnh báo.

Hàng nghìn binh lính trên khắp thế giới tham gia vào cuộc tập trận chung Hổ mang Vàng ở Thái Lan hàng năm. Trong những cuộc tập trận "sinh tồn" này, họ được yêu cầu giết và ăn các loài động vật sống, nhóm bảo vệ quyền động vật Peta cho hay.

Trong cuộc tập trận vào năm ngoái, binh lính Mỹ đã quay phim cảnh lột da và ăn tắc kè sống cũng như uống máu từ một con rắn bị chặt đầu, đồng thời ăn thịt thằn lằn và bọ cạp. Những hình ảnh này sau đó đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ dư luận.

Một số người tham gia các cuộc tập trận như vậy cũng ghi lại hình ảnh giết gà và một người dường như còn ăn thịt một con nhện Tarantula, Peta cho hay.

Peta cũng cho rằng những hành động như vậy có thể gây ra nguy cơ lan rộng những bệnh dịch lây truyền từ động vật tương tự như đại dịch Covid-19, đồng thời khiến các binh lính tham gia và mọi người gặp nguy hiểm.

Ngoài việc chỉ trích những hành động giết hại man rợ và tiêu thụ các loài động vật trên, Peta cũng cảnh báo rằng việc này có thể khiến một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Những con rắn bị giết chết trong cuộc tập trận năm ngoái đều là rắn hổ mang chúa, hiện đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa vào danh sách các loài động vật có nguy cơ cao tuyệt chủng trong tương lai gần.

"Việc đưa các quân nhân tới Thái Lan để uống máu những con rắn bị chặt đầu là một hành động nguy hiểm có thể gây ra đại dịch tiếp theo", giám đốc chính sách khoa học của Peta là Julia Baines cho hay.

Chuyên gia này cũng nhận định: "Việc giết hại dã man các loài động vật trong cuộc tập trận thường niên này không chỉ gây ra nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có rắn hổ mang chúa, mà còn làm mất hình ảnh của quân đội".

Trong một bức thư, Peta dẫn thông tin từ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cho biết, khoảng 75% những bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện ảnh hưởng đến con người trong thời gian gần đây là các bệnh dịch ở các loài động vật.

Các dịch bệnh truyền nhiễm mới đã tăng gấp 4 lần so với nửa thế kỷ trước. Kể từ những năm 1970, ước tính hàng chục dịch bệnh lây nhiễm từ động vật sang con người đã xuất hiện như: SARS, MERS, Ebola, cúm gia cầm, cúm lợn và virus Zika.

Các nhà khoa học hiện nghi ngờ rằng virus gây nên đại dịch Covid-19 đã xuất hiện ở dơi và được lây truyền sang con người qua các loài động vật khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không thể đánh bại đại dịch Covid-19 cho tới khi toàn bộ dân số thế giới được tiêm vaccine
Không thể đánh bại đại dịch Covid-19 cho tới khi toàn bộ dân số thế giới được tiêm vaccine

VOV.VN - Thủ tướng Đức cho rằng, các nước giàu có cần trao lại một phần kho vaccine ngừa Covid-19 của mình cho các nước đang phát triển, cùng với viện trợ tài chính.

Không thể đánh bại đại dịch Covid-19 cho tới khi toàn bộ dân số thế giới được tiêm vaccine

Không thể đánh bại đại dịch Covid-19 cho tới khi toàn bộ dân số thế giới được tiêm vaccine

VOV.VN - Thủ tướng Đức cho rằng, các nước giàu có cần trao lại một phần kho vaccine ngừa Covid-19 của mình cho các nước đang phát triển, cùng với viện trợ tài chính.

Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine
Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine

VOV.VN - Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine ở các nước đang phát triển. Điều này gây tác động tiêu cực về nhân đạo và kinh tế, đặc biệt là ở các nước nghèo.

Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine

Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine

VOV.VN - Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine ở các nước đang phát triển. Điều này gây tác động tiêu cực về nhân đạo và kinh tế, đặc biệt là ở các nước nghèo.

Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước từ bỏ “chủ nghĩa dân tộc vaccine” trong đại dịch Covid-19
Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước từ bỏ “chủ nghĩa dân tộc vaccine” trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới cần từ bỏ “chủ nghĩa dân tộc vaccine” bằng cách hỗ trợ các nước nghèo có khả năng tiếp cận với vaccine để chấm dứt đại dịch.

Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước từ bỏ “chủ nghĩa dân tộc vaccine” trong đại dịch Covid-19

Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước từ bỏ “chủ nghĩa dân tộc vaccine” trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới cần từ bỏ “chủ nghĩa dân tộc vaccine” bằng cách hỗ trợ các nước nghèo có khả năng tiếp cận với vaccine để chấm dứt đại dịch.