Bài trí bàn thờ ngày Tết thế nào cho chuẩn?

VOV.VN - Năm mới sắp về, việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến tổ tiên, đây là công việc được các gia đình rất chú trọng.

Để làm nên một phong vị ngày Tết, thì bàn thờ là nơi quan trọng nhất, bởi đó là nơi mà các gia đình dành riêng để giao tiếp với tổ tiên, với thần linh. Tập tục thờ cúng tổ tiên và thần linh phụ thuộc vào phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền. Nhưng với người Việt thì nó vẫn mang một nét chung, đều là thể hiện sự trang trọng, sự thành kính trong tâm thức của con người.

Đối với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, nơi thờ cúng luôn được đặt tại vị trí cố định, cao ráo, sạch sẽ, trang trọng nhất trong nhà.

Ảnh minh họa

Việc trang trí bàn thờ là công việc được chú trọng đầu tiên của một cái Tết, thường thì việc này do chính tay gia chủ thực hiện để tỏ lòng hiếu kính. Ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ được thực hiện.

Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 Tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ.

Công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi, hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ đi cho đỡ đầy bát hương), treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự lúc này có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng. Sau khi hoàn tất, người ta nấu nước thơm (thường là ngũ vị hương) để lau lại một lần nữa gọi là “tẩy uế”. Rồi tất cả được sắp đặt lên bàn thờ theo thứ tự, tùy quan niệm từng vùng.

Trong cách bày biện bàn thờ, người ta thường bố trí vị trí cao nhất, chính giữa phía trong cùng là nơi để Bài vị - là tấm bia gỗ ghi tên, thụy hiệu của các đối tượng được thờ cúng, nếu cầu kỳ thì bài vị này có thể được đặt trong một ngai thờ, hoặc một khám thờ.

Do hầu hết các gia đình đều chỉ có một nơi thờ tự, do đó sẽ “phối thờ” cả gia tiên nhiều đời và cả thần linh, cho nên thường thì vị trí này là bài vị chung cho tất cả. Hai bên Bài vị chung, thì bố trí hoặc bài vị, hoặc ảnh thờ của những người đã khuất thân cận trong gia đình như ông bà, cha mẹ... tùy theo ngôi thứ mà đặt cho đúng trái, phải, trước, sau.

Trước các bài vị bố trí lư hương, tùy theo kích cỡ bàn thờ, mà chọn cho vừa. Thông thường, để cho đẹp thì lư hương ở chính giữa có kích thước lớn nhất. Trên bàn thờ nhất thiết phải có 2 ngọn đèn, hoặc đèn dầu, hoặc nến, để đốt lên mỗi khi hành lễ. Trên bàn thờ, phía phải và phía trái sẽ bố trí thêm bình hương, lọ hoa, mâm bồng, đế đèn. 

Ngoài các hạng mục thiết yếu như trên, thì tùy theo điều kiện của từng gia đình mà có thể có thêm các đồ thờ tự quý giá khác như Đỉnh đồng, Chân đèn, Song hạc... Tất cả đều được bố trí trong khoảng không gian phía trước lư hương, thấp hơn và phải sắp xếp sao cho cân đối theo nguyên tắc Âm-Dương “tả dương, hữu âm” “tả nam, hữu nữ”...

Một số điều cần lưu ý trong việc bài trí, sắp xếp bàn thờ

Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể gắn một tấm kính phía trên trần.

Ánh sáng trong phòng thờ và trên bàn thờ không nên sử dụng ánh sáng trắng mà nên sử dụng ánh sáng vàng, có cảm giác ấm cúng; nguồn sáng gián tiếp, tránh gây chói. Bạn có thể dùng đèn hắt tường, những bóng đèn nhót, đèn thờ… Bố trí chiếu sáng nên đăng đối theo 2 bên bàn thờ; kiểu dáng, chất liệu của đèn cũng cần phù hợp với tủ thờ và không gian chung, tránh quá màu mè, lòe loẹt…

Một điều nữa cần lưu ý là, chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, có người còn dùng nước mưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau.

Ngoài ra, gia chủ cũng cần phải chú ý một số lưu ý sau:

– Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

- Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.

- Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.

– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam. (Không đặt bàn thờ hướng Đông Bắc nhìn Tây Nam hoặc ngược lại).

– Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.

– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.

– Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.

– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Thay vào đó, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.

– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

– Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ

Bên cạnh đó, bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Món ngon ngày Tết: Hướng dẫn cách gói bánh chưng
Món ngon ngày Tết: Hướng dẫn cách gói bánh chưng

VOV.VN -Clip dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách gói bánh chưng ngon và đẹp để chuẩn bị cho mâm cỗ Tết.

Món ngon ngày Tết: Hướng dẫn cách gói bánh chưng

Món ngon ngày Tết: Hướng dẫn cách gói bánh chưng

VOV.VN -Clip dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách gói bánh chưng ngon và đẹp để chuẩn bị cho mâm cỗ Tết.

Du lịch Tết: Ai buồn, ai vui?
Du lịch Tết: Ai buồn, ai vui?

VOV.VN - Những chuyến du lịch vui vẻ của nhiều người trong ngày Tết để lại sự hụt hẫng, trống vắng trong không ít người, trong đó có cha mẹ của họ.

Du lịch Tết: Ai buồn, ai vui?

Du lịch Tết: Ai buồn, ai vui?

VOV.VN - Những chuyến du lịch vui vẻ của nhiều người trong ngày Tết để lại sự hụt hẫng, trống vắng trong không ít người, trong đó có cha mẹ của họ.

Tết Đinh Dậu 2017: Đào thế đẹp, độc, lạ soán “ngôi vương“
Tết Đinh Dậu 2017: Đào thế đẹp, độc, lạ soán “ngôi vương“

Do thời tiết năm nay nắng ấm kéo dài, Hà Nội có một mùa đông không lạnh nên việc chăm để đào nở hoa đúng dịp là cực kỳ khó.

Tết Đinh Dậu 2017: Đào thế đẹp, độc, lạ soán “ngôi vương“

Tết Đinh Dậu 2017: Đào thế đẹp, độc, lạ soán “ngôi vương“

Do thời tiết năm nay nắng ấm kéo dài, Hà Nội có một mùa đông không lạnh nên việc chăm để đào nở hoa đúng dịp là cực kỳ khó.

Người Việt với phong tục chơi hoa, chơi quả ngày Tết
Người Việt với phong tục chơi hoa, chơi quả ngày Tết

VOV.VN- Chơi hoa, chơi quả ngày Tết là một phong tục truyền thống của người Việt, thể hiện ước nguyện một năm mới tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Người Việt với phong tục chơi hoa, chơi quả ngày Tết

Người Việt với phong tục chơi hoa, chơi quả ngày Tết

VOV.VN- Chơi hoa, chơi quả ngày Tết là một phong tục truyền thống của người Việt, thể hiện ước nguyện một năm mới tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Xu hướng du lịch Tết 2017
Xu hướng du lịch Tết 2017

VOV.VN -Du lịch vào dịp Tết Nguyên đán đã trở thành xu hướng được khá nhiều người Việt ưa chuộng, nhằm khám phá những trải nghiệm mới mẻ, thú vị.

Xu hướng du lịch Tết 2017

Xu hướng du lịch Tết 2017

VOV.VN -Du lịch vào dịp Tết Nguyên đán đã trở thành xu hướng được khá nhiều người Việt ưa chuộng, nhằm khám phá những trải nghiệm mới mẻ, thú vị.