Điểm nghẽn khiến chiến tranh Nga - Ukraine khó đi đến hồi kết

VOV.VN - Cuộc chiến ở Ukraine, hiện đã bước vào tháng thứ hai và không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Các nhà ngoại giao đang đặt câu hỏi, tại sao cơ hội đạt được lệnh ngừng bắn lại mong manh tới vậy mặc dù các điều kiện cho thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến tương đối rõ ràng?

Đàm phán Nga và Ukraine đang bế tắc ở những điểm nào?

Trong những cuộc trao đổi gần đây, cả công khai và bí mật, các quan chức từ Nga và Ukraine đã đề xuất những yêu cầu cũng như những nhượng bộ có thể đưa ra.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu rõ: Ukraine sẵn sàng từ bỏ yêu cầu gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà trước đó Nga dẫn ra rằng đó là một trong những lý do khiến Moscow tiến hành chiến dịch quân sự tại nước này.

"Chúng tôi được yêu cầu rằng chúng tôi không thể gia nhập NATO. Điều này đúng và được thừa nhận", Tổng thống Ukraine nhận định, đồng thời cho biết nước này có thể chấp nhận hình thức "trung lập" chính thức nhưng Mỹ và các quốc gia khác sẽ phải đảm bảo an ninh cho Ukraine.

“Các đảm bảo về an ninh, tình trạng trung lập và phi hạt nhân hóa. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những điều này. Đây là điểm quan trọng nhất. Theo tôi nhớ thì đây là điểm nguyên tắc đầu tiên đối với Nga. Họ bắt đầu chiến tranh vì những lý do đó”, ông Zelensky nêu rõ trong một cuộc trả lời phỏng vấn với các nhà báo Nga ngày 27/3.

Nhà lãnh đạo Ukraine lưu ý, bất cứ thỏa thuận nào cũng cần phải được người dân Ukraine chấp thuận trong một cuộc trưng cầu ý dân. Ông Zelensky một lần nữa nhấn mạnh mong muốn đạt được một thỏa thuận hòa bình thiết thực với phía Nga.

Trước đó, trong cuộc trao đổi với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 17/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vạch ra những điều kiện cần thiết để chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine. Theo đó, Nga yêu cầu Ukraine chấp nhận tình trạng trung lập và không gia nhập NATO. Ngoài ra Ukraine sẽ phải trải qua quá trình giải trừ quân bị để đảm bảo rằng nước này không là mối đe dọa với Nga và bảo vệ ngôn ngữ Nga tại nước này.

Mới đây, Cục trưởng Tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Tướng Sergei Rudskoy ngày 25/3 đã khẳng định Nga không có ý định chiếm Kiev. Ông cho biết, “giai đoạn đầu tiên” trong kế hoạch quân sự của Nga đã hoàn tất và trọng tâm chính của Moscow hiện giờ là "giải phóng Donbass".

Tuy nhiên, bên cạnh những yêu cầu trên, Tổng thống Putin có những đòi hỏi cao hơn với Ukraine. Cụ thể, nhà lãnh đạo Nga muốn Tổng thống Ukraine Zelensky phải chấp nhận Crimea thuộc Nga và công nhận độc lập của các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.

Đáp lại, Tổng thống Zelensky và các cố vấn của ông đã bác bỏ việc nhượng bộ lãnh thổ và yêu cầu Nga rút toàn bộ quân khỏi Ukraine. Ngày 20/3 Tổng thống Ukraine cho biết, Ukraine sẽ không thỏa hiệp về “sự toàn vẹn lãnh thổ” của nước này, nêu rõ đây là những thỏa hiệp mà “Ukraine không sẵn sàng chấp nhận với tư cách là một quốc gia độc lập”.

“Bất cứ thỏa hiệp nào liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của chúng tôi đều không thể được thực hiện”, ông Zelensky khẳng định.

Nga và Ukraine đã tiến hành nhiều vòng đàm phán nhưng vẫn không đạt được sự nhất trí về những vấn đề then chốt trên.

"Không có sự đồng thuận. Tiến trình đàm phán rất khó khăn", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhận định hồi tuần trước.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho biết các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine gặp khó khăn do phía Ukraine liên tục thay đổi quan điểm. Cố vấn của Tổng thống Nga Putin, đồng thời là người dẫn đầu đoàn đàm phán Nga - ông Vladimir Medinsky thì cáo buộc Ukraine đang "câu giờ" trong đàm phán để tham vấn các bên thứ ba.

Viễn cảnh ảm đảm nhất nhưng là kịch bản có thể xảy ra nhất

Giới quan sát phương Tây nhận định Nga sẽ không từ bỏ các mục tiêu then chốt của mình và thay vì chiến đấu dàn trải thì Nga sẽ tập trung vào 1 hoặc 2 mặt trận để đạt được những gì họ muốn nhiều hơn.

Trong khi đó các lực lượng của Ukraine đang cạn dần các tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không và cần hỗ trợ quân sự nhanh hơn.

"Phần khó khăn nhất sẽ là những đảm bảo an ninh cho Ukraine", cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Alexander R. Vershbow nhận định.

Mỹ và các đồng minh sẽ không cung cấp đảm bảo quốc phòng cho Ukraine như một thành viên NATO, mà thay vào đó sẽ chỉ dừng lại ở việc cung cấp các trang thiết bị quân sự, hỗ trợ tình báo và kinh tế cho Ukraine,

Sự hỗ trợ này "có thể bao gồm một số hạn chế như không đặt căn cứ nước ngoài ở Ukraine, không cung cấp những vũ khí tấn công đe dọa Nga. Tuy nhiên, Ukraine sẽ có quyền sở hữu lực lượng quân đội hùng mạnh và nhận được hỗ trợ từ các quốc gia khác khi nước này cần".

Các gói hỗ trợ cho Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt Nga có lẽ sẽ kéo dài một vài năm. Điều này đang vẽ lên một tương lai u ám cho những nước châu Âu phụ thuộc vào Nga về dầu mỏ và khí đốt.

Ngoài ra, sẽ rất khó để đàm phán một thỏa thuận hòa bình toàn diện, xuất phát một phần từ những tranh chấp lãnh thổ không thể giải quyết trên, ông Vershbow cảnh báo.

"Những điều này có lẽ sẽ dẫn tới tình trạng không chiến tranh, không hòa bình, đồng thời khiến 2 nước trên rơi vào một cuộc xung đột kéo dài ở cường độ thấp. Đó là viễn cảnh ảm đạm nhất nhưng là một kịch bản có khả năng xảy ra nhất", cựu Đại sứ Mỹ tại Nga bình luận.

Chiến tranh sẽ khiến cho không bên nào giành chiến thắng. Cả hai đều phải chịu tổn thất. Phần khó khăn nhất là đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận nào mà hai bên đàm phán đều cần được tuân thủ để chắc chắn rằng đây không phải là chương đầu của một cuộc chiến tranh kéo dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ và NATO đang làm gì để đảm bảo xung đột không vượt ra ngoài Ukraine?
Mỹ và NATO đang làm gì để đảm bảo xung đột không vượt ra ngoài Ukraine?

VOV.VN - Duy trì sự mơ hồ chiến lược để kiềm chế hành động của đối phương hay làm rõ lập trường của mình nhằm tránh bất kỳ tính toán sai lầm nào có thể xảy ra đang là 2 luồng quan điểm chia rẽ NATO về việc phản ứng với cuộc chiến ở Ukraine.

Mỹ và NATO đang làm gì để đảm bảo xung đột không vượt ra ngoài Ukraine?

Mỹ và NATO đang làm gì để đảm bảo xung đột không vượt ra ngoài Ukraine?

VOV.VN - Duy trì sự mơ hồ chiến lược để kiềm chế hành động của đối phương hay làm rõ lập trường của mình nhằm tránh bất kỳ tính toán sai lầm nào có thể xảy ra đang là 2 luồng quan điểm chia rẽ NATO về việc phản ứng với cuộc chiến ở Ukraine.

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?
Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?

VOV.VN - Nếu Nga dấy lên mối đe dọa đối với các nước thành viên NATO giáp biên giới Ukraine, họ sẽ kêu gọi hỗ trợ quân sự từ liên minh. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều đồng minh miễn cưỡng triển khai binh sỹ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?

VOV.VN - Nếu Nga dấy lên mối đe dọa đối với các nước thành viên NATO giáp biên giới Ukraine, họ sẽ kêu gọi hỗ trợ quân sự từ liên minh. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều đồng minh miễn cưỡng triển khai binh sỹ.

Nhìn lại 1 tháng chiến sự Nga - Ukraine
Nhìn lại 1 tháng chiến sự Nga - Ukraine

VOV.VN - Tròn 1 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2, trong khi xung đột vẫn tiếp diễn thì hai nước cũng đã tiến hành nhiều vòng đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận cuối cùng.

Nhìn lại 1 tháng chiến sự Nga - Ukraine

Nhìn lại 1 tháng chiến sự Nga - Ukraine

VOV.VN - Tròn 1 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2, trong khi xung đột vẫn tiếp diễn thì hai nước cũng đã tiến hành nhiều vòng đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận cuối cùng.