Bảo tồn Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

VOV.VN - Tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim trong vòng 10 năm từ năm 2022 – 2032 với kinh phí thực hiện khoảng 185 tỷ đồng. Đề án tập trung vào biện pháp nuôi và khi được thả ra sếu có thể tự sinh sản và tồn tại ngoài tự nhiên với hy vọng sếu luôn hiện diện tại vườn Quốc gia.

 

Sếu đầu đỏ là loài chim có tên trong Sách Đỏ thế giới, đang trong tình trạng nguy cấp cần được bảo vệ. Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây sếu vẫn chưa quay lại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ giai đoạn 2022 – 2028 sẽ tiếp nhận 30 cá thể sếu 6 tháng tuổi từ Thái Lan về Vườn Quốc gia Tràm Chim. Trong giai đoạn này sẽ phục hồi hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim và dự kiến đến 2028 sẽ có 200 héc-ta lúa sẽ chuyển sang sản xuất sinh thái tại vùng lân cận Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ở giai đoạn 5 năm đầu mục tiêu đề ra sếu có thể sinh sản và sống tốt.

Còn giai đoạn 2029 – 2032 tiếp tục đàm phán với Thái Lan để tiếp nhận 30 cá thể sếu để gây nuôi và dự kiến sẽ sinh sản thêm khoảng 40 cá thể sếu từ đàn bố mẹ ban đầu. Ở giai đoạn này, sẽ xây dựng biểu đồ phân bố sếu trong và ngoài Vườn Quốc gia Tràm Chim; cán bộ kỹ thuật có thể tự chăm sóc sếu cho sinh sản và thả về tự nhiên; Chuyển đổi vùng trồng lúa sinh thái đã thành sản xuất lúa hữu cơ; Phát triển thủy sản tự nhiên bản địa dựa trên nên tảng lúa sinh  thái – hữu cơ.

Đề án tập trung vào quy trình nuôi sếu cho sinh sản và thả về môi trường tự nhiên; phục hồi hệ sinh thái; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái và và truyền thông, quảng bá và kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung tay vào đề án bảo tồn. Đề án với mục tiêu là phục hồi sinh cảnh tự nhiên Vườn quốc gia Tràm Chim để bảo tồn, phát triển sếu cũng như các loài động vật khác.

Ông Đoàn Văn Nhanh, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn và Hợp tác Quốc tế - Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết, lễ công bố đề án được tổ chức tại khu du lịch vườn Quốc gia Tràm Chim tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp với sự tham dự của một số Bộ, ngành, các chuyên gia, các viện, trường.

"Trong đề án này có 4 nội dung chính, một là quy trình nuôi sếu cho sinh sản và thả về tự nhiên theo một quy trình. Nội dung thứ hai là phục hồi hệ sinh thái, thứ ba là sản xuất lúa sinh thái hướng tới hữu cơ để phục vụ môi trường sinh sống của sếu đầu đỏ. Thứ tư là quảng bá, tuyên truyền về du lịch kết hợp với những sản phẩm của mình và đồng thời kêu gọi các tổ chức cũng như các cá nhân cùng tham gia vào đề án này", ông Đoàn Văn Nhanh nói.

Theo kế hoạch từ ngày 13-14/12 tới đây, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ công bố Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032. Dự kiến sẽ có 2 cá thể sếu trưởng thành được đưa từ Thái Lan về trong dịp công bố đề án.

Vườn Quốc gia Tràm Chim diện tích hơn 7.300 ha và được chia thành 5 phân khu chức năng từ A1 đến A5. Vườn được công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới, Vườn nằm trong vùng trũng ngập sâu và được xem là ‘lá phổi xanh’ của vùng Đồng Tháp Mười. Đây là một trong các vùng có tầm quan trọng  quốc tế của Việt Nam và là nơi kiếm ăn và sinh sống của 232 loài chim, trong đó có 32 loài quý hiếm, có 16 loài nằm trong sách đỏ, trong đó có sếu đầu đỏ. Năm 2017, Vườn được công nhận là Mạng lưới của Đường  bay Đông Á–Úc châu, là Khu có tầm quan trọng trên thế giới về bảo tồn các loài chim nước di cư.

Với mong muốn khôi phục quần thể sếu đầu đỏ, những tháng đầu năm nay tỉnh Đồng Tháp đã ký kết biên bản ghi nhớ với Hội Sếu quốc tế, Hiệp hội Vườn thú Việt Nam về việc chuyển giao sếu đầu đỏ con đang nuôi nhốt từ Thái Lan sang Việt Nam, đào tạo cán bộ, phát triển cơ sở nuôi nhốt, thả và giám sát sếu đầu đỏ, quản lý môi trường sống của sếu trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Tràm Chim.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển vọng mới phục hồi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim
Triển vọng mới phục hồi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim

VOV.VN - Sẽ chuyển giao sếu đầu đỏ con đang nuôi nhốt từ Thái Lan sang Việt Nam, đào tạo cán bộ, phát triển cơ sở nuôi nhốt, thả và giám sát sếu đầu đỏ, quản lý môi trường sống của sếu trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp.

Triển vọng mới phục hồi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Triển vọng mới phục hồi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim

VOV.VN - Sẽ chuyển giao sếu đầu đỏ con đang nuôi nhốt từ Thái Lan sang Việt Nam, đào tạo cán bộ, phát triển cơ sở nuôi nhốt, thả và giám sát sếu đầu đỏ, quản lý môi trường sống của sếu trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp.

Bảo tồn nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề
Bảo tồn nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề

VOV.VN - Thời gian qua, huyện Nam Giang đã tranh thủ các nguồn dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giao cho các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề truyền thống được các xã và người dân hưởng nhiệt tình.

Bảo tồn nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề

Bảo tồn nghề truyền thống thông qua các lớp dạy nghề

VOV.VN - Thời gian qua, huyện Nam Giang đã tranh thủ các nguồn dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giao cho các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề truyền thống được các xã và người dân hưởng nhiệt tình.

Bảo tồn di sản Lễ mừng thọ của người Mnông
Bảo tồn di sản Lễ mừng thọ của người Mnông

VOV.VN - Sáng nay (19/11) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông.

Bảo tồn di sản Lễ mừng thọ của người Mnông

Bảo tồn di sản Lễ mừng thọ của người Mnông

VOV.VN - Sáng nay (19/11) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng thọ của người Mnông.