Bí kíp dạy trẻ cách quản lý chi tiêu

VOV.VN - Các tỷ phú thế giới đều từng được dạy về cách chi tiêu, và hiện tại cũng áp dụng cách tương tự để dạy cho con mình.

1. Dạy trẻ nhỏ từ 2 - 3 tuổi

Ở độ tuổi này có lẽ trẻ đôi khi còn chưa nhận dạng và phân biệt được những loại tiền với nhau. Vậy nên việc đầu tiên cha mẹ có thể dạy trẻ là cách phân biệt các tờ tiền giấy, mệnh giá cũng như những đồng tiền xu khác nhau.

Nếu để ý, cha mẹ sẽ thấy trẻ ở độ tuổi này cũng rất thích các trò chơi bán quán, giả vờ buôn bán với bạn cùng trang lứa. Vì thế các bậc phụ huynh hãy tận dụng những lúc này, tập cho trẻ nhận dạng tiền và cách sử dụng chúng sao cho hợp lý.

2. Dạy trẻ ở độ tuổi từ 4 - 5 tuổi

Ở độ tuổi này một vài trẻ đã bắt đầu biết tính toán các con số đơn giản. Vì thế bạn hãy mua cho trẻ những đồ chơi bán hàng, bán thức ăn để làm cho trẻ cả một mô hình trò chơi giả tưởng ở tại nhà, điều này sẽ giúp ích trẻ rất nhiều trong tương lai, từ cách phục vụ, cách mua hàng, văn hóa xếp hàng chờ đợi và cả việc tính toán sao cho tiết kiệm chi tiêu nhất.

Hơn nữa mỗi khi đi mua sắm như đi siêu thị chẳng hạn, bạn nên dẫn bé đi theo, có thể nhờ bé tìm giúp bạn món nào trên quầy đang được giảm giá nhiều nhất. Lúc này bé sẽ cảm giác rằng mình đang làm một việc rất quan trọng cho bố mẹ, vì thế nhiệt huyết và niềm động viên của bé cũng được nhân lên, chắc chắn các bé sẽ rất háo hức hoàn thành nhiệm vụ.

3. Dạy trẻ ở độ tuổi từ 6 - 8 tuổ

Trẻ ở độ tuổi này tư duy cũng đã bước sang một giai đoạn mới khi được đến trường tiểu học. Vì vậy bạn có thể bắt đầu tập cho trẻ thói quen tiết kiệm tiền. Ban đầu có thể là dùng heo đất, khuyên trẻ tiết kiệm bằng cách dùng ít tiền tiêu vặt lại, tích góp tiền lì xì mỗi năm chẳng hạn.

Về sau bạn có thể trực tiếp dẫn trẻ ra ngân hàng và mở hẳn cho bé một tài khoản tiết kiệm. Bạn cũng nên nói cho con hiểu rõ về giá trị của những khoản tiết kiệm, đó là tích tiểu thành đại và không nên coi thường, sau này sẽ rất cần thiết khi khó khăn ập đến ví dụ như thất nghiệp, dịch bệnh,... Bạn cũng nên cho con trẻ xem sách hay đến bảo tàng tham quan về lịch sử tiền tệ để trẻ hình thành dần những tư duy về tiền bạc.

4. Dạy trẻ ở độ tuổi 9 - 12 tuổi

Lúc này bạn đã có thể dạy con những điều sâu xa hơn về tiền bạc, ví dụ như trách nhiệm khi sử dụng chúng. Bằng cách này, bạn có thể giao cho trẻ mua một vài thứ nho nhỏ trong nhà, để trẻ hiểu về cách sử dụng đồng tiền. Khi đi mua đồ bạn nên cùng con đọc giá một vài sản phẩm rồi so sánh lựa chọn.

Cụ thể hơn, bạn có thể cho trẻ lựa chọn mua hai sản phẩm giống nhau nhưng một cái đắt và một cái rẻ hơn, sau khi mua về cho trẻ dùng lần lượt cả hai cái rồi hỏi xem chúng có nhận xét gì về giá trị của hai sản phẩm kia. Sau đó cả nhà có thể đưa ra kết luận về chất lượng có liên quan đến giá tiền của một sản phẩm hay không, điều này sẽ giúp con trẻ không chỉ nhìn vào giá mà vội quyết định mua hàng.

5. Dạy trẻ ở độ tuổi 13 - 15 tuổi

Khi trẻ ở độ tuổi này có nghĩa là đã bắt đầu bước vào giai đoạn thiếu niên. Bạn hãy hỏi con xem ước mơ công việc trong tương lai của con là gì, sau đó bạn có thể cùng con thảo luận và lập kế hoạch cần làm gì trong những năm tới để đạt được ước mơ kia.

Ngoài ra ở tuổi này bạn cũng có thể cho con tiếp cận với thị trường chứng khoán. Hãy giải thích thật đơn giản cho trẻ hiểu những thuật ngữ chuyên ngành, cố gắng khích lệ bằng cách cho con biết lợi nhuận mà chúng sẽ kiếm được, nhưng cũng đừng quên nói cho trẻ hiểu về cả những rủi ro. Có thể bắt đầu đầu tư vào những công ty mà con trẻ quen thuộc như các hãng bánh kẹo, nước ngọt, đồ chơi của trẻ thường dùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

10 cách nuôi dạy con trước 10 tuổi mà cha mẹ nên áp dụng
10 cách nuôi dạy con trước 10 tuổi mà cha mẹ nên áp dụng

VOV.VN - Việc nuôi nấng, chỉ bảo con trẻ từ khi bé là điều cần thiết để rèn luyện ý thức và nhận thức đúng đắn, chứ đừng đợi con quá lớn rồi mới dạy bảo.

10 cách nuôi dạy con trước 10 tuổi mà cha mẹ nên áp dụng

10 cách nuôi dạy con trước 10 tuổi mà cha mẹ nên áp dụng

VOV.VN - Việc nuôi nấng, chỉ bảo con trẻ từ khi bé là điều cần thiết để rèn luyện ý thức và nhận thức đúng đắn, chứ đừng đợi con quá lớn rồi mới dạy bảo.

Dạy con hai chữ "ổn định" không phải nhà đẹp, xe sang mà là thứ quan trọng hơn nhiều
Dạy con hai chữ "ổn định" không phải nhà đẹp, xe sang mà là thứ quan trọng hơn nhiều

VOV.VN - Trong cuộc sống ồn ào tấp nập này, ai cũng mong có một cuộc sống ổn định. Nhưng ý nghĩa của hai chữ "ổn định" này, mỗi người lại có cách định nghĩa khác nhau.

Dạy con hai chữ "ổn định" không phải nhà đẹp, xe sang mà là thứ quan trọng hơn nhiều

Dạy con hai chữ "ổn định" không phải nhà đẹp, xe sang mà là thứ quan trọng hơn nhiều

VOV.VN - Trong cuộc sống ồn ào tấp nập này, ai cũng mong có một cuộc sống ổn định. Nhưng ý nghĩa của hai chữ "ổn định" này, mỗi người lại có cách định nghĩa khác nhau.

Cách cư xử của cha mẹ giúp ích ra sao trong việc nuôi dạy người con ngoan?
Cách cư xử của cha mẹ giúp ích ra sao trong việc nuôi dạy người con ngoan?

VOV.VN - Để nuôi dạy và truyền lại những phẩm chất tốt nhất cho con cái, cha mẹ cố gắng dạy con cái biết nghe lời và cư xử đúng mực nhưng liệu những điều đó liệu có mang lại hiệu quả?

Cách cư xử của cha mẹ giúp ích ra sao trong việc nuôi dạy người con ngoan?

Cách cư xử của cha mẹ giúp ích ra sao trong việc nuôi dạy người con ngoan?

VOV.VN - Để nuôi dạy và truyền lại những phẩm chất tốt nhất cho con cái, cha mẹ cố gắng dạy con cái biết nghe lời và cư xử đúng mực nhưng liệu những điều đó liệu có mang lại hiệu quả?