Biến khí thải thành năng lượng hữu ích

Khí thải trong chăn nuôi nếu biết sử dụng sẽ trở nên có ích cho cuộc sống, có thể̉ làm chất đốt và nhiên liệu cho động cơ hoạt động, sản sinh ra dòng điện có ích

Từ lâu, anh Bùi Minh Thế, (người dân ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) được mệnh danh là “kỹ sư chân đất”. Bởi người nông dân này, đầu tiên mày mò, nghiên cứu và cải tiến thành công động cơ hoạt động bằng nhiên liệu: xăng, hay dầu thành máy loại máy phát điện sử dụng nhiên liệu là khí thải trong chăn nuôi. Công trình sáng chế của anh Thế dựa trên cơ sở vật lý, thực hiện tuy đơn giản nhưng không dễ dàng thành công. Dưạ vào kiến thức cơ khí tự học hỏi, anh chuyển đổi nguyên lý hoạt động của một động cơ đốt trong từ việc thay thế nhiên liệu (xăng, dầu) bằng loại khí thải dể cháy. Khi động cơ hoạt động, anh áp dụng phương thức chuyển đổi cơ năng thành điện năng thông qua hệ thống dinamo phát điện.

Để thực hiện thành công công trình này, anh Bùi Minh Thế sử dụng khí thải từ các cơ sở chăn nuôi gia súc được giữ trong các hầm biogas. Sau đó có hệ thống ống dẫn khí vào động cơ. Điều quan trọng là phải chế tạo ra “bộ chế hòa khí” như phù hợp để cho động cơ hoạt động liên tục. Từ đó, tạo ra dòng điện có cường độ ổn định. Khi lắp ráp hoàn chỉnh các thiết bị với nhau, động cơ được khởi động bằng bình acquy. Với loại khí thải trong chăn nuôi rất nhạy cháy nên động cơ do anh cải tiến chạy rất ‘‘ngọt’’ và sản sinh ra dòng điện tốt. Hơn 5 năm qua, với sáng kiến của mình, anh Bùi Minh Thế đã cải tiến ra gần 200 máy phát điện” biogas” phục vụ nhu cầu của người dân nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Không sợ thiếu điện hay hết gas trong sinh hoạt gia đình, đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Minh Quang, tại xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Bởi khi sử dụng máy phát điện biogas do anh Bùi Minh Thế cải tiến, ông Quang đã chủ động được nguồn điện cho sinh hoạt  gia đình. Ông cho biết, trước đây trại lợn của gia đình thường có mùi hôi do khí thải rò̀ rỉ từ hầm biogas. Từ khi sử dụng máy phát điện của anh Thế thì không chỉ thoát khỏi ô nhiễm môi trường mà còn tận dụng điện để nấu ăn; sử dụng các công cụ như tủ lạnh, máy lạnh, bơm nước vệ sinh trại lợn. Mỗi tháng, máy phát điện biogas làm giảm chi phí cho gia đình ông hơn 300.000 đồng. “Mới đầu tôi đầu tư vào máy hết 16,5 triệu đồng, hầm 14 triệu đồng. Khi phát điện ổn định, tôi thấy tiết kiệm điện rất nhiều. Gia đình tôi sử dụng được được 3  motor: 1 cho máy giặṭt, 1 cho tủ lạnh, 1 cho máy điều hòa. Máy phát điện này xử lý ô nhiểm môi trường rất tốt”- Ông Nguyễn Minh Quang nói.

Trong sản xuất, chăn nuôi quy mô lớn như hiện nay, nguồn điện là rất quan trọng, nếu tiết kiện được khoảng chi phí này thì tiền lãi sẽ tăng lên. Theo ông Võ Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng tỉnh Tiền Giang nhẩm tính: Nếu hộ dân nuôi từ 50 con lợn trở lên thì sử dụng động cơ phát điện rất tốt; máy này có khả năng sản sinh ra từ 4-5 KW điện có thể thắp sáng 50 bóng đèn neon.

Ông Võ Văn Thiện phân tích, hộ nuôi khoảng 50 con lợn, có thể sử dụng  máy phát khoảng 3-5 KW điện. Giá đầu tư cho hệ thống máy biogas phát  điện này khoảng 23,8 triệu đồng. Sử dụng khí biogas để phát điện, mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn 9 triệu đồng, thời gian hoàn vốn là 2,7 năm.

Hiện nay, các mô hình chăn nuôi gia súc theo kiểu trang trại áp dụng máy phát điện từ khí thảy rất hiệu quả. Các trại chăn nuôi quy mô lớn nguồn khí thải tích tụ trong hầm biogas rất dồi dào đủ sức làm hoạt động động cơ trong thời gian dài. Vả lại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn thường được hộ dân bố trí xa khu dân cư, vùng hẻo lánh rất thiếu thốn về nguồn điện cho việc bơm nước tắm, làm vệ sinh vật nuôi, hay thắp sáng…

Cũng theo tính toán của nông dân, cứ một trang trại nuôi 100 con lợn, thì một ngày đêm phải tiêu ít nhất 50 kg điện ,với giá điện kinh doanh ở thời điểm này từ 2.000-2.500 đồng/KW… Do đó, nếu sử dụng máy phát điện biogas thì sẽ tiết kiệm được nguồn điện và giảm chi phí cho sản xuất đáng kể.

Tại tỉnh Tiền Giang từ khi hực hiện chương trình khí sinh học đến nay, nông dân địa phương đã xây dựng được hơn 5.000 hầm biogas. Đa số các trạng trại chăn nuôi quy mô lớn đều có trang bị máy phát điện. Nhờ sử dụng khí thảy trong chăn nuôi làm chất đốt và chạy động cơ phát điện mà mỗi năm nông dân tỉnh Tiền Giang tiết kiệm được gần 8 tỷ đồng. Đặc biệt tại huyện Chợ Gạo, nhiều nhà vườn còn tận dụng máy phát điện từ khí thảy biogas để bơm nước tưới cho vườn cây thanh long. Về đêm nhà vườn sử dụng nguồn điện “nhân tạo” này để xông đèn xử lý cho cây thanh long ra hoa nghịch vụ  đón giá cao.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi đã được phổ biến khắp cả nước. Tuy nhiên mới có 50% mô hình đạt yêu cầu có kết hợp sử dụng biogas với khắc phục ô nhiễm môi trường. Hầm biogas kết hợp với máy phát điện để tận dụng lượng khí thải để tạo ra nguồn năng lượng hữu ích cần được nhân rộng, bởi đây là hướng đi bền vững của mô hình chăn nuôi trang trại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên