Khai mạc Hội nghị kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) ngày 01/08 đã khai mạc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York sau hơn 2 năm bị hoãn do đại dịch Covid-19.

NPT là hiệp ước quan trọng và có vai trò trung tâm trong các cơ chế quốc tế về chống phổ biến vũ khí hạt nhân với 191 quốc gia thành viên, bao gồm cả 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng dẫn đến xung đột vũ trang và quan ngại về chạy đua vũ trang mới trên thế giới, Hội nghị kiểm điểm lần này thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế với sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Fiji, 03 Phó Thủ tướng, cùng gần 50 Bộ trưởng và cấp tương đương của các quốc gia thành viên và lãnh đạo Liên Hợp Quốc và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Hà Kim Ngọc dẫn đầu đã tham dự Phiên thảo luận chung của Hội nghị.

Tại phiên khai mạc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã nêu quan ngại về xu thế căng thẳng địa chính trị gia tăng, cạnh tranh và nghi ngại giữa các quốc gia đang thay thế đối thoại và đoàn kết quốc tế, nguy cơ hạt nhân bị đẩy lên ở mức chưa từng thấy kể từ đỉnh điểm đối đầu trong Chiến tranh Lạnh, trong bối cảnh các quốc gia chi hàng trăm tỷ USD củng cố kho vũ khí hạt nhân của mình. Hiện trên thế giới có tổng cộng 13.000 đầu đạn hạt nhân. Tổng Thư ký đề xuất 05 lĩnh vực hành động là củng cố Hiệp ước; loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân; giải quyết căng thẳng tại khu vực Trung Đông và Châu Á; thúc đẩy sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, qua đó góp phần triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và thực hiện các cam kết của Hiệp ước chưa được hoàn thành.

Trong phát biểu của mình, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy cân bằng cả ba trụ cột của Hiệp ước là không phổ biến vũ khí hạt nhân, kêu gọi các quốc gia loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và nhấn mạnh quyền của các quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Thứ trưởng cho rằng các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy giải trừ kho vũ khí này; khẳng định Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm các nghĩa vụ quốc gia trong khuôn khổ Hiệp ước NPT cũng như các cam kết quốc tế quan trọng khác trong lĩnh vực này, trong đó có việc thúc đẩy Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an (HĐBA), góp phần vào việc duy trì hòa bình khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cho rằng các nước cần dành ngân sách cho việc phát triển công nghệ hạt nhân nhằm ứng phó trước các thách thức quốc tế ngày nay như khủng hoảng lương thực và năng lượng, y tế và biến đối khi hậu.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam nhấn mạnh cần duy trì tinh thần hợp tác, đối thoại, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau vì mục tiêu chung là chấm dứt hiểm họa hạt nhân trên thế giới. Hội nghị NPT lần này sẽ diễn ra từ ngày 1/8 đến hết ngày 26/8./.

Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1968 đóng vai trò trung tâm của các cơ chế không phổ biến với 3 nội dung trụ cột là: chống phổ biến, giải trừ vũ khí hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. NPT có 191 thành viên; 5 nước không phải thành viên là Ấn Độ, Israel, Pakistan, Nam Sudan và Triều Tiên (rút khỏi NPT năm 2003). Kể từ khi NPT có hiệu lực năm 1970, Hội nghị Kiểm điểm NPT được tổ chức 05 năm một lần nhằm bàn về các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện và tăng cường tính phổ cập của Hiệp ước, trong đó năm 1995 Hội nghị đã thông qua việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ước NPT. Năm 2020 dự kiến tổ chức Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã khiến Hội nghị bị hoãn nhiều lần và chuyển sang tháng 8/2022.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân
Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

Tổng thống Putin tuyên bố không thể chấp nhận nổ ra chiến tranh hạt nhân
Tổng thống Putin tuyên bố không thể chấp nhận nổ ra chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Với tư cách là một quốc gia thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Nga nhất quán tuân theo tinh thần và văn bản của Hiệp ước.

Tổng thống Putin tuyên bố không thể chấp nhận nổ ra chiến tranh hạt nhân

Tổng thống Putin tuyên bố không thể chấp nhận nổ ra chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Với tư cách là một quốc gia thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Nga nhất quán tuân theo tinh thần và văn bản của Hiệp ước.

Iran sẵn sàng quay lại đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân
Iran sẵn sàng quay lại đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Iran tuyên bố sẵn sàng quay lại bàn đàm phán để đáp lại đề xuất của châu Âu về việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân.

Iran sẵn sàng quay lại đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân

Iran sẵn sàng quay lại đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Iran tuyên bố sẵn sàng quay lại bàn đàm phán để đáp lại đề xuất của châu Âu về việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân.

Bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt khi Bình Nhưỡng đe doạ sử dụng hạt nhân
Bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt khi Bình Nhưỡng đe doạ sử dụng hạt nhân

VOV.VN - Hôm 28/7, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Kim Jong Un tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột quân sự tiềm tàng với Mỹ và Hàn Quốc sau khi cáo buộc hai nước này đang đẩy Bán đảo Triều Tiên đến bờ vực của chiến tranh.

Bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt khi Bình Nhưỡng đe doạ sử dụng hạt nhân

Bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt khi Bình Nhưỡng đe doạ sử dụng hạt nhân

VOV.VN - Hôm 28/7, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Kim Jong Un tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột quân sự tiềm tàng với Mỹ và Hàn Quốc sau khi cáo buộc hai nước này đang đẩy Bán đảo Triều Tiên đến bờ vực của chiến tranh.